VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
SỰ THẬT ÍT NGƯỜI BIẾT: NHẬT BẢN LÀ NƯỚC VIỆN TRỢ LỚN NHẤT CHO TRUNG CỘNG

 

Sự thật ít người biết: Nhật Bản là nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong cuộc họp báo ở Tokyo, Nhật Bản hôm 21/12/2021. (Ảnh: Yoshikazu Tsuno / Getty Images)

Đức Duy - Việc Nhật Bản đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế của Trung cộng thông qua viện trợ vốn vẫn luôn bị chính quyền Trung cộng che giấu. Các chuyên gia cho rằng, quan hệ Tokyo - Bắc Kinh sẽ mãi đi vào ngõ cụt chừng nào ĐCS Tàu còn tồn tại với sự dối trá. Tháng 3 năm nay, Nhật Bản sẽ dừng hoàn toàn viện trợ ODA kéo dài hàng thập niên cho Trung cộng.

Nhật Bản chính thức dừng viện trợ ODA cho Trung cộng

Viện trợ dài hạn của Nhật Bản dành cho Trung cộng sẽ kết thúc vào tháng 3 năm nay. Các chuyên gia cho biết, viện trợ chính thức của Nhật Bản, bao gồm tài chính, công nghệ và đào tạo, đã tạo ra sự thúc đẩy vô cùng cần thiết cho tăng trưởng kinh tế của Trung cộng trong hơn 40 năm qua. Đáng tiếc là Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đã không cho người dân Trung cộng biết về những viện trợ này từ phía Nhật Bản và tiếp tục khiến đất nước ngày càng rời xa dân chủ và tự do.

Theo báo cáo của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (pdf) - cơ quan phân phối lượng lớn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA), Nhật Bản đã quyết định đặt dấu chấm hết cho các khoản viện trợ ODA dành cho Trung cộng. Trước đó vào tháng 10/2018, trong chuyến thăm của ông tới ‘quốc gia đang phát triển’ Trung cộng, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông báo Nhật Bản sẽ chấm dứt viện trợ cho Trung cộng.

Ông Bokudo Mizoguchi, Giám đốc Viện Văn hóa, Lịch sử và Chính trị châu Á, nói với tờ Epoch Times tiếng Trung rằng chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ phát triển kinh tế cho Trung cộng từ những năm 1980. Đáng tiếc là ĐCST đã không nói sự thật này với đất nước Trung cộng.

Bằng việc dối trá, ĐCST đã và đang làm xấu đi mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh. Ông Bokudo Mizoguchi nói: “Chừng nào chế độ này còn tồn tại, quan hệ Nhật - Trung là một nút thắt không bao giờ có thể tháo gỡ được".

Ông cho biết thêm: “Chính phủ và người dân Nhật Bản đã và đang giúp đỡ những người dân dưới chế độ ĐCST, những người coi chúng tôi là kẻ thù". Theo ông Bokydo Mizoguichi, kể từ khi ĐCST được thành lập vào năm 1949, mọi tuyên truyền và bản thân ĐCST được xây dựng trên dối trá. Nhật Bản có tín ngưỡng và tự do tôn giáo, trong khi ĐCST đối nghịch với điều đó.

Lập trường của chính phủ Nhật Bản trong vấn đề này là phù hợp với dư luận. Giáo sư Yasuhiro Matsuda thuộc Viện Văn hóa Phương Đông tại Đại học Tokyo nói với VOA vào tháng 10/2018 rằng: "Giống như Mỹ và các nước phương Tây khác, Nhật Bản đã kỳ vọng rằng Trung cộng sẽ trở thành một quốc gia giàu có hơn, dân chủ hơn và kết nối với thế giới hơn thông qua viện trợ nước ngoài". Tuy nhiên, ngược lại, Trung cộng đang ngày càng rời xa những điều đó.

“Đây là lý do chủ yếu khiến người Nhật chỉ trích và kêu gọi chấm dứt viện trợ [cho Trung cộng]".

Sự thật ít người biết: Nhật Bản là nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc

Đồ điện tử thương hiệu Nhật Bản tại một cửa hàng ở Nam Kinh, Trung cộng, hôm 14/04/2005. (Ảnh: Liu Jin / AFP qua Getty Images)

Nhật Bản là nước viện trợ lớn nhất cho Trung cộng

Trang web Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản trích dẫn lời cựu Thủ tướng Ohira rằng: “Chúng tôi tin một Trung cộng thịnh vượng hơn sẽ góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Nhật Bản cam kết mạnh mẽ sẽ cung cấp hỗ trợ cho Trung cộng và cho nỗ lực hiện đại hóa của quốc gia này".

Epoch Times tiếng Trung đưa tin hôm 08/11/2018, chính sách ODA của Nhật Bản biến nước này thành nước viện trợ lớn nhất của Trung Quốc, chiếm hơn 60% viện trợ toàn cầu của Trung cộng.

ODA diễn ra dưới hình thức cung cấp vốn, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Tính đến năm 2015, Nhật Bản đã cung cấp 3,66 ngàn tỷ Yên (32,2 tỷ USD) hỗ trợ lũy kế cho Trung cộng, bao gồm 3,3 ngàn tỷ Yên (29,04 tỷ USD) cho vay ưu đãi, hơn 157.5 tỷ Yên (1,35 tỷ USD) hỗ trợ không hoàn lại và hơn 184 tỷ Yên (1,62 tỷ USD) hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm 367 dự án quy mô lớn.

Điều đó đã mang lại cho Trung cộng “vốn ban đầu” cho quá trình hiện đại hóa, đồng thời góp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế của Trung cộng. Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) cho biết vào hôm 23/10/2018, trong 40 năm qua, các khoản vay bằng đồng Yên Nhật đã hỗ trợ thành công nhiều dự án quy mô lớn trong các lĩnh vực phát triển năng lượng và tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải và thông tin liên lạc cũng như nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng đô thị và bảo vệ môi trường ở Trung cộng.

Các dự án chính được hỗ trợ bởi ODA của Nhật Bản bao gồm Sân bay Quốc tế Bắc Kinh, Sân bay Phố Đông Thượng Hải, Sân bay Thiên Hà Vũ Hán, Nhà máy điện Bảo Sơn Thượng Hải Dynamic, Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật và Tuyến tàu điện ngầm số 2 Bắc Kinh.

Sự thật ít người biết: Nhật Bản là nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc

Một y tá mua báo từ một người bán hàng rong trước Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật ở Bắc Kinh, Trung cộng, hôm 29/04/2003. (Ảnh: Getty Images)

ĐCS Tàu che giấu người Trung cộng về viện trợ từ Nhật Bản

Bà Bonnie S. Glaser, cố vấn cao cấp về các vấn đề châu Á và chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, nói với New York Times vào hôm 29/10/2018 rằng, các khoản viện trợ của Nhật đã đóng góp "đáng kể" vào quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung cộng trong 40 năm qua. Trong khi đó, vai trò của Nhật Bản trong sự phát triển kinh tế vượt bậc của Trung cộng hiếm khi được thừa nhận.

Yang Zhongmei, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện So sánh Chính sách Mỹ-Trung cộng-Nhật Bản, nói với VOA rằng Bộ Ngoại giao Trung cộng chưa bao giờ công bố đúng mức về viện trợ kinh tế của Nhật Bản. Thay vào đó, họ coi những thành tựu cải cách và mở cửa là nhờ “sự lãnh đạo sáng suốt” của ĐCS Tàu.

Bà Keiko Kawasoe, một tác giả nổi tiếng người Nhật, nói với The Epoch Times rằng dù Nhật Bản đã viện trợ rất nhiều cho Trung cộng, nhưng ĐCST lại coi đó là điều hiển nhiên. Theo lời của giới chức Bắc Kinh thì, “bởi vì Trung cộng là một quốc gia chiến thắng [trong Chiến tranh Thế giới thứ II], [ĐCST nghĩ rằng] người Nhật Bản phải xin lỗi và bồi thường cho chúng tôi [ĐCST], chúng tôi [ĐCST] không cần phải cảm ơn các bạn [Nhật Bản] vì đã viện trợ, và chúng tôi [ĐCST] không cần phải cho người dân [Trung cộng] biết".

Bà cũng nói rằng trên thực tế, ĐCST đã không trực tiếp đánh bại Nhật trong Thế chiến thứ hai, và sự thực là quân đội Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã chống lại sự xâm lược của Nhật Bản.

Sự thật ít người biết: Nhật Bản là nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc

Công nhân tại một cửa hàng bách hóa tháo dỡ bảng hiệu của các sản phẩm Nhật Bản, hôm 31/03/2005, ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung cộng. Sự việc diễn ra sau khi các phương tiện truyền thông Trung cộng đưa tin một số công ty Nhật đã ủng hộ sách giáo khoa lịch sử theo chủ nghĩa xét lại. (Ảnh: AFP qua Getty Images)

Khi tìm kiếm lý do ĐCST che giấu về viện trợ Nhật Bản, Giáo sư Ding Shu-fan, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế tại Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Loan, nói với The Epoch Times rằng ĐCST có thể muốn lợi dụng các cuộc kiểm tra sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản để nói phóng đại về Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; qua đó chỉ trích Nhật Bản, buộc Nhật Bản cung cấp nhiều viện trợ hơn, và chuyển sự bất mãn của người dân đối với xã hội Trung cộng sang bất mãn với Nhật Bản.

Hôm 14/01/2014, Nhật Bản công bố hướng dẫn nội dung sách giáo khoa trung học cơ sở và trung học phổ thông, nói rằng quần đảo Điếu Ngư (Uotsuri Jima) là "một phần lãnh thổ vốn có của Nhật Bản”, làm dấy lên tranh luận vốn căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung cộng.

Lịch sử viện trợ của Nhật Bản cho Trung cộng

Sự thật ít người biết: Nhật Bản là nước viện trợ lớn nhất cho Trung Quốc

Người dân theo dõi một màn hình TV khổng lồ trong phòng trưng bày Sony ở Tokyo, chiếu một chương trình thời sự được phát hôm 20/02/1997 thông báo rằng nhà lãnh đạo Trung cộng lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình qua đời hôm 19/02, ở tuổi 92. (Ảnh: Yoshikazu Tsuno / AFP qua Getty Images)

ODA của Nhật dành cho Trung cộng được bắt đầu từ tháng 12/1979, được coi là một hồi đáp tích cực cho yêu cầu của Trung Quốc vào năm trước đó. Vào tháng 10/1978, khi nhà lãnh đạo ĐCST Đặng Tiểu Bình đến thăm các nhà máy thép, ô tô và thiết bị điện tử của Nhật Bản, đồng thời trải nghiệm tuyến đường sắt tốc độ cao Shinkansen, ông nói: "Tôi đã hiểu hiện đại hóa là gì". Ông Đặng đã mời ông Konosuke Matsushita, người sáng lập Công ty Điện tử Matsushita, tới Trung cộng để giúp đất nước này tiến hành hiện đại hóa công nghiệp.

Hai tháng sau, vào ngày 18/12/1978, ông Đặng đưa ra chính sách “cải cách và mở cửa Trung cộng” và tìm kiếm viện trợ vốn từ nước ngoài.

Ông Mitsuya Araki, người từng tham gia và dẫn dắt việc Nhật Bản viện trợ kinh tế cho Trung cộng, nói với Epoch Times tiếng Trung vào năm 2018: “Vào thời điểm đó, Trung cộng vẫn còn dư chấn của Cách mạng Văn hóa, thậm chí Ngân hàng Thế giới còn không cho Trung cộng vay tiền, và Nhật Bản là nước đầu tiên viện trợ cho Trung cộng".

Sau Đệ nhị Thế chiến, Trung Hoa Dân Quốc, dựa trên đạo lý truyền thống của Trung cộng là “dùng ân nghĩa để hóa giải hận thù” do nhà lãnh đạo Tưởng Giới Thạch đề xuất, đã tự nguyện từ bỏ yêu cầu bồi thường và ký Hiệp ước Hòa bình giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc vào hôm 28/04/1952.

Năm 1972, ĐCST bắt đầu quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, họ từ bỏ yêu cầu bồi thường sau chiến tranh trong Tuyên bố chung Trung-Nhật ký hôm 29/09/1972. Lúc đó ĐCST có quan hệ không tốt với Liên Xô cũ, và vì vậy nhà lãnh đạo bấy giờ của Trung cộng là ông Mao Trạch Đông quay sang kết bạn với các nước khác.

Nhưng chính quyền Trung cộng và Nhật Bản đã có một thỏa thuận ngầm rằng Nhật Bản sẽ cung cấp hỗ trợ cho Trung cộng dưới hình thức ODA thay vì bồi thường chiến tranh.

Theo ông Mitsuya Araki, hỗ trợ của Nhật Bản đối với Trung cộng được chia thành 3 giai đoạn với các chương trình cho vay và hỗ trợ được đề ra 5 năm một lần. Hỗ trợ bao gồm cơ sở hạ tầng, sức khỏe và chăm sóc y tế, bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hơn 200 trường đại học ở 22 tỉnh thành.


Đức Duy (NTDVN)

(Theo The Epoch Times)

 

Posted: 11/02/2022 #views: 1057
Add comment
:
Pages:  [-1]