VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
OPEC+ CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG LÀ CƠ HỘI CHO CANADA, HOA KỲ NHÌN LẠI CÁC CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG

 

OPEC+ cắt giảm sản lượng là cơ hội cho Canada, Hoa Kỳ nhìn lại các chính  sách năng lượng - Epoch Times Tiếng Việt

Đại diện các nước thành viên OPEC tham dự cuộc họp báo sau Cuộc họp Lần thứ 45 của Liên Ủy ban Giám sát cấp Bộ trưởng và Hội nghị Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC lần thứ 33 tại Vienna, Áo, hôm 05/10/2022. (Ảnh: Vladimir Simicek/AFP qua Getty Images)

Rahul Vaidyanath - Việc sử dụng kho Dự trữ Xăng dầu Chiến lược của Hoa Kỳ tiếp tục nhưng dự kiến ​​sẽ giảm

Thông báo cắt giảm sản lượng mới nhất của OPEC+ hé lộ những điểm yếu nhưng cũng mang đến các cơ hội cho chính sách năng lượng ở Bắc Mỹ. Canada đối mặt với lạm phát cao hơn do đồng CAD của họ vẫn yếu mặc dù giá dầu tăng, trong khi Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng các nguồn lực khẩn cấp mặc dù việc sử dụng này dự kiến ​​sẽ giảm.

Tổ chức OPEC+, do nhóm 14 thành viên của Tổ chức Các nước Xuất cảng Dầu mỏ (OPEC) và 10 quốc gia xuất cảng dầu khác thành lập, đã đồng ý hôm 05/10 để giảm 2 triệu thùng/ngày khỏi tổng sản lượng bắt đầu từ tháng 11 — mức cắt giảm sản lượng lớn nhất kể từ 2020. Việc cắt giảm sản lượng này đã được dự kiến ​​rộng rãi và mục đích là giữ giá dầu thô Brent — giá dầu chuẩn toàn cầu — trên 90 USD/thùng để bảo đảm sự ổn định cho các nền kinh tế OPEC+.

Trước quyết định của OPEC+, giá dầu West Texas Intermediate (WTI), vốn đang có xu hướng lên cao hơn, đã tăng trở lại mức giá trên 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ hồi cuối tháng Tám.

Ông Dan McTeague — cựu nghị sĩ Đảng Tự Do Canada và là chủ tịch của Người Canada vì Năng lượng Giá phải chăng (Canadians for Affordable Energy) — nói với The Epoch Times rằng, OPEC+ đang tự chăm lo cho bản thân và thị trường của họ không phải là Bắc Mỹ.

Ông nói, “Họ cũng biết khá rõ rằng Mỹ và Canada không chỉ có khả năng bơm mà còn đưa dầu ra các thị trường xuất cảng, rằng chính sách của các quốc gia này đã nói ‘không’ với điều đó, và rằng bằng cách nào đó, các quốc gia này đã quyết định là việc đóng cửa đường ống dẫn dầu và kiểm soát ngành này là hợp lý và đúng đắn về mặt chính trị. Đúng thôi, đó là lỗi của chúng ta. Đó không phải lỗi của họ.”

Sai lầm chiến lược

Hoa Kỳ đã đang thúc giục OPEC+ không cắt giảm sản lượng và đang xem xét mối bang giao của mình với Ả Rập Xê Út, nước xuất cảng dầu lớn nhất thế giới. Họ cho biết sẽ xuất thêm 10 triệu thùng từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) vào tháng 11. Tồn kho dầu của Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​sự sụt giảm lịch sử gần như hoàn toàn là do SPR.

Ông McTeague rất chỉ trích Hoa Kỳ vì đã viện đến SPR—điều mà ông nói là dành cho các trường hợp khẩn cấp không lường trước—và cũng vì việc đóng cửa đường ống Keystone XL.

“Thật là ngớ ngẩn vì quý vị đã bỏ đi một đường ống có thể cung cấp cho mình hàng triệu thùng mỗi ngày, so với việc giảm đến độ một nửa lượng hàng tồn kho mà quý vị có ở mức chưa từng thấy trong 40 năm.”

Ông cho biết Canada từng là kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Hoa Kỳ.

Ông Dan Pickering, người sáng lập và giám đốc đầu tư của Pickering Energy Partners, đã tweet hôm 05/10: “OPEC có thể cắt giảm nhiều hơn/lâu hơn mức mà chính phủ Tổng thống Biden có thể xuất khỏi SPR. Cuộc họp OPEC lần này là một lời cảnh tỉnh cho các chính trị gia Hoa Kỳ rằng lạm phát năng lượng sẽ rất DAI DẲNG.”

Nhà đầu tư năng lượng Eric Nuttall nói với BNN Bloomberg hôm 06/10 rằng có một “chút mỉa mai” đối với việc Hoa Kỳ đang chống lại việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ trong khi nước này đã đang tự kìm hãm sản lượng và viện đến SPR của mình.

Ông Nuttall, đối tác và giám đốc danh mục đầu tư cao cấp tại Ninepoint Partners, cho biết: “Giờ đã đến lúc giá dầu phản ánh các yếu tố căn bản,” đồng thời cho biết thêm rằng ông cho là chính phủ Tổng thống Biden đã “hết vũ khí” vì không còn nhiều dầu mà họ có thể rút từ SPR.

Ông Nuttall nói, và nếu Hoa Kỳ gần như đã hoàn tất việc rút dầu khỏi SPR của mình, thì tình thế này có lợi cho các nhà sản xuất dầu nặng của Canada do mức chiết khấu dự kiến ​​sẽ nhỏ hơn giữa giá WTI và dầu Western Canadian Select.

Dầu của Canada được chiết khấu so với dầu WTI do sự khác biệt về chất lượng và chi phí vận chuyển. Khoản chiết khấu này khiến các nhà sản xuất Canada bị mất doanh thu và thường là mất vào khoảng 15 USD mỗi thùng, nhưng mức chiết khấu này đã cao hơn kể từ mùa xuân và hiện tại là khoảng 30 USD mỗi thùng. Việc tăng chiết khấu đến mức này nói chung là trùng hợp với việc Hoa Kỳ bắt đầu làm cạn SPR của mình. Hầu như tất cả xuất cảng dầu của Canada là sang Hoa Kỳ.

Nguồn cung vượt quá cầu của dầu Canada vào cuối năm 2018 cũng đã khiến mức chiết khấu này tăng lên, lên hơn 40 USD.

Ông Jonathan Stringham, giám đốc nghiên cứu và dữ liệu của Hiệp hội các Nhà sản xuất Dầu mỏ Canada, nói với The Epoch Times: “Với mức sản lượng hiện tại của chúng ta và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế hạn chế, Canada là nước phải chấp nhận theo giá của thị trường dầu mỏ toàn cầu.”

Các nhà phân tích từ lâu đã nói rằng khả năng tiếp cận nhiều hơn với các đường ống sẽ giúp giảm mức chiết khấu và cho phép các nhà sản xuất Canada kiểm soát tốt hơn mức giá mà họ được trả.

Có hại cho lạm phát

Ông Doug Porter, kinh tế gia trưởng của BMO, cho biết trong một ghi chú hôm 07/10: “Do đó, chúng tôi coi việc tăng giá dầu thô do nguồn cung, từ mức dưới 80 USD một tuần trước đây lên hơn 92 USD hôm nay, thực sự là một tin rất xấu — đối với lạm phát, đối với tăng trưởng toàn cầu, cũng như chứng khoán và trái phiếu.”

Ông cũng đưa ra quan điểm rằng sự tăng giá của dầu thô — hơn 20% từ ngày 26/09 đến ngày 07/10 — hầu như không giúp đồng CAD tăng giá, và bài diễn thuyết nhấn mạnh vào việc lãi suất cần phải tăng hơn nữa của thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem hôm 06/10 cũng không ích gì.

Theo ông Porter, vấn đề trước mắt đối với sự suy giảm của đồng CAD là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất nhiều hơn so với Ngân hàng Trung ương Canada trong thời gian tới.

Do đó, một đồng CAD có giá thấp hơn sẽ dẫn đến tăng giá hàng nhập cảng cũng như lạm phát tăng.

Ông Greg Anderson, người đứng đầu chiến lược ngoại hối toàn cầu của BMO trước đó đã nói với The Epoch Times rằng, xu hướng trong vài năm qua là giá dầu cao hơn đã không góp phần làm đồng CAD mạnh hơn, đó là bởi vì giá dầu cao hơn thường tạo ra sự thiếu đầu tư tương đối vào lĩnh vực năng lượng.

Ông McTeague nói thêm rằng nếu Canada có thể xuất cảng dầu, một lợi ích bổ sung cho đồng CAD mạnh hơn sẽ là giảm căng thẳng địa chính trị toàn cầu, vì năng lượng sẽ được cung cấp rộng rãi hơn.

Ông nói, “Nếu Canada này có hai đường ống dẫn, Keystone và TMX, chúng ta sẽ giao dịch với đồng CAD mạnh hơn nhiều — ngang bằng với đồng bạc xanh của Hoa Kỳ.”

“Lạm phát sẽ không phải là mối đe dọa như ngày nay.”

Ông cũng lưu ý rằng “quan trọng hơn, cấu trúc ổn định toàn cầu dựa trên một quốc gia có trữ lượng dầu được chứng minh là lớn thứ tám thế giới đang kiềm chế phần còn lại của thế giới không tham gia vào cuộc chiến của mình ở Ukraine — tôi không nghĩ đó sẽ là trường hợp xảy ra. Và tôi có thể nói điều đó một cách hoàn toàn chắc chắn.”


Rahul Vaidyanath (BTV Epoch Times Tiếng Anh)

Biên dịch: Nhật Thăng (etviet)

(bản gốc từ The Epoch Times)

 

Posted: 14/10/2022 #views: 790
Add comment
:
Pages:  [-1]