VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
NÉ TRỪNG PHẠT QUỐC TẾ, GỖ NGA XUẤT CẢNG SANG MỸ ĐI LÒN QUA VIỆT NAM

 

Né trừng phạt quốc tế, gỗ Nga xuất cảng sang Mỹ đi lòn qua Việt Nam

Ván ép sản xuất từ gỗ Nga xuất cảng sang Mỹ từ Hải Phòng Tháng Năm 2022. (Hình: Environmental Investigation Agency)

TN (Người Việt) - Giới tiêu thụ tại nước Mỹ không biết ván ép nhập cảng từ Việt Nam được làm ra từ gỗ bạch dương của nước Nga.

Tờ Washington Post ngày Thứ Bảy 1 Tháng Mười dẫn thuật thông tin từ tổ chức bảo vệ môi trường Environment Investigation Agency (EIA) cho hay như vậy. Hình ảnh đi kèm thấy cần cẩu đang chuyển ván ép lên tàu ở Việt Nam xuất cảng sang Mỹ mà họ nói là Hải Phòng Tháng Năm 2022 vừa qua.

Ván ép làm từ gỗ bạch dương (birch wood) của Nga vẫn tiếp tục tới tay giới tiêu thụ Mỹ, ngụy trang dưới danh nghĩa sản phẩm của một nước Á Châu, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ và thế giới trừng phạt nước Nga xâm lăng Ukraine.

EIA là một tổ chức vô vị lợi có trụ sở chính tại Anh Quốc nói rằng hầu hết sản phẩm gỗ bạch dương do Việt Nam xuất cảng sang Mỹ đều có nguồn gốc từ Nga. Theo tài liệu của Hải quan Việt Nam, khoảng 40,000 m3 gỗ bạch dương được vận chuyển từ Nga và Trung cộng tới Việt Nam. Tại đây, chúng được đóng thành bàn ghế giường tủ và làm thành ván ép để xuất cảng.

Tờ Washington Post dẫn thông tin độc quyền từ EIA nói những cái ghế cũng như khung gường ngủ bán ở phần lớn các cửa hàng ở Mỹ đều có nguồn gốc trên. Các nhà điều tra của EIA nói chuyện với 5 công ty Trung cộng được cho hay 60% lớp gỗ dán bên ngoài (quầy kệ, giường tủ) bằng gỗ bạch dương (birch veneer) được xuất qua Việt Nam. Có đến 90% nguyên liệu của họ là gỗ bạch dương nguồn gốc từ Nga.

Chủ một công ty đồ gỗ ở Trung cộng còn cho biết rằng gỗ bạch dương mà họ sử dụng đến từ Nga nhưng chỉ đóng gói ở Trung cộng rồi tái xuất cảng qua Việt Nam và liệt kê là hàng xuất xứ Trung cộng.

“Họ (người Mỹ) không truy cứu ra nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm”, một quản lý công ty nói với EIA, “Trước nay chúng tôi vẫn làm như vậy”.

Hồi Tháng Sáu, Cục quản lý lâm nghiệp Liên bang Nga từng tuyên bố kỹ nghệ gỗ của nước họ chẳng bị ảnh hưởng bao nhiêu khi nước này bị các biện pháp cấm vận quốc tế. Họ đối phó với lệnh trừng phạt bằng cách uyển chuyển giao thương với các nước “thân hữu”“tổ chức lại phần nào” khi có các cấm cản xuất hiện.

Đối với kỹ nghệ xây cất nhà cửa khắp nơi trên nước Mỹ, các khu rừng bạch dương mênh môn trên đất Nga được coi là một trong những nguồn lớn nhất để sản xuất ván ép. Sàn nhà, trần nhà, vách tường và cả cánh cửa, quầy kệ đều từ gỗ bạch dương.

Né trừng phạt quốc tế, gỗ Nga xuất cảng sang Mỹ đi lòn qua Việt Nam

Ván ép tại một nhà máy sản xuất tại Việt Nam. (Hình: KTĐT)

CSVN có mối quan hệ chặt chẽ với Nga suốt từ thời còn là chư hầu của đế quốc đỏ Liên Xô. Tháng Ba vừa qua, chế độ Hà Nội là một trong 35 nước bỏ phiếu trắng không lên án Nga xâm lăng Ukraine. Hàng hóa các loại từ Việt Nam xuất cảng sang Mỹ gia tăng nhanh chóng những tháng vừa qua đã làm tổ chức EIA chú ý. Mấy năm trước, họ từng theo dõi các công ty Trung cộng chạy tới Việt Nam lập hãng xưởng đế tránh bị Mỹ áp đặt thuế quan trừng phạt.

Sau khi các công ty sản xuất ván ép Trung cộng bị ảnh hưởng lệnh trừng phạt thuế quan của Mỹ năm 2017, nhiều công ty đồ gỗ Trung cộng chuyển hoạt động qua Việt Nam. Theo một thành viên của EIA, việc tái xuất cảng gỗ Nga của công ty Trung cộng sang Việt Nam vi phạm luật lệ thương mại Mỹ. Không những vậy, Việt Nam cũng còn vi phạm sự cam kết nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu gỗ hợp pháp.

Hồi Tháng Tám vừa qua, Bộ Thương Mại Mỹ đã bác bỏ bản giải trình của gần 40 công ty xuất cảng ván ép của Việt Nam vì cho rằng chúng không hoàn toàn là sản phẩm của nội địa Việt Nam mà có nguồn gốc từ Trung cộng. Trước đó không bao lâu, phía Việt Nam cũng đã bị điều tra vì thép ống xuất sang Mỹ cũng “không phải của Việt Nam”.(TN)

 

Posted: 02/10/2022 #views: 782
Add comment
:
Pages:  [-1]