VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
NĂM 2021: NĂM U ÁM CỦA CÁC PHÓNG VIÊN TRÊN THẾ GIỚI GỒM CẢ VIỆT NAM

 

BBC - Năm 2021 là năm số các nhà báo, phóng viên trên toàn cầu bị bỏ tù tăng cao, với tổng số 293 người bị giam giữ, tính đến ngày 1/12 năm nay, theo số liệu do Ủy ban Bảo vệ Phóng viên (CPJ) đưa ra.

Ít nhất có 24 người bị giết chết vì đã tường thuật tin tức, và 18 người thiệt mạng trong những tình huống khó xác định rõ ràng liệu họ bị nhắm vào vì là phóng viên hay vì lý do khác, CPJ, tổ chức phi lợi nhuận đóng tại Hoa Kỳ, nói.

Tuy lý do dẫn đến việc các phóng viên bị bắt giữ, bỏ tù ở các nước khác nhau là khác nhau, nhưng con số cao của năm 2021 cho thấy có những biến động chính trị trên thế giới, và mức độ trấn áp của chính phủ các nước đối với hoạt động đưa tin độc lập đang tăng.

CPJ nêu con số có 50 người bị bỏ tù tại Trung cộng, là nước giam giữ nhiều phóng viên nhất. Tiếp đến là Myanmar, 26 người, chủ yếu bị bắt trong đợt trấn áp sau cuộc đảo chính quân sự 1/2/2021 ở nước này.

Việt Nam đứng vị trí thứ tư, với 23 vụ bắt giữ trong năm nay, ít hơn 2 người so với Ai Cập.

Một trong những nhà báo độc lập từng bị giới chức Việt Nam bắt giam và chuẩn bị đưa ra xét xử là bà Phạm Đoan Trang.

Bà bị bắt từ đầu tháng 10 năm ngoái và sau hơn một năm giam giữ, gương mặt được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử trong vài hôm tới.

'Trung cộng là nước bắt giữ nhiều nhà báo nhất'

Một báo cáo mới đây của RSF nói rằng Trung cộng là "quốc gia bắt giữ nhà báo lớn nhất thế giới" với ít nhất 127 nhà báo hiện đang bị giam giữ.

Như vậy, theo số liệu của CPJ và RSF thì Bắc Kinh trấn áp mạnh tay nhất với giới phóng viên, dù tính theo năm nay hay cả quá trình.

Báo cáo của RSF cho biết Trung cộng đang tiến hành một "chiến dịch đàn áp chưa từng có" trên khắp thế giới chống lại báo chí.

Trương Triển được nêu tên trong báo cáo là một trong những nhà báo bị giam giữ ở Trung cộng

Trung cộng thanh minh việc bắt giữ phóng viên và nhà báo công dân vì có cáo buộc họ kích động gây rối.

RSF cũng lưu ý rằng hạn chế báo chí đã trở nên tồi tệ hơn cùng với đại dịch.

Ít nhất 10 nhà báo và nhà bình luận trực tuyến bị giam giữ vì đưa tin về khủng hoảng Covid-19 ở Vũ Hán.

Một trong số họ, cựu luật sư Trương Triển, lần đầu đến Vũ Hán vào tháng 1/2020 sau khi đọc một bài trên mạng của một người dân về cuộc sống ở thành phố này trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh.

Khi đến đó, cô bắt đầu ghi lại những gì cô chứng kiến trên đường phố và bệnh viện qua các lần phát trực tuyến (livestreams) và các bài viết, bất chấp đe dọa của chính quyền, và những báo cáo này của cô được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Sau đó, cô bị kết tội "gây gổ và kích động gây rối" - một cáo buộc thường được áp dụng chống lại các nhà hoạt động và người tố giác bị coi là phá hoại nỗ lực của chính phủ trong việc kiểm soát thông tin trong nước.

Báo cáo dài 41 trang của RSF cũng liệt kê cách chính quyền Trung cộng sử dụng cuộc chiến chống khủng bố như cái cớ để giam giữ các nhà báo người Uyghur đưa tin về Tân Cương.

Trung cộng bị cáo buộc phạm tội ác chống lại nhân loại chống lại những gì họ coi là người Hồi giáo và phần tử ly khai ở khu vực có đa số là người Duy Ngô Nhĩ.

Bauxite Việt Nam

Tài liệu bị rò rỉ cho thấy Trung Quốc tẩy não người Uighurs ở Tân Cương

Báo cáo cho biết các phương pháp khác được sử dụng bao gồm: sử dụng cơ quan ngoại giao của mình ở nước ngoài để tấn công nhà báo; phong tỏa truyền thông; kiểm duyệt đề tài; bắt nhà báo trong nước phải học tập tư tưởng của Đảng cộng sản và tải ứng dụng tuyên truyền về điện thoại của họ; và trục xuất hoặc đe dọa nhà báo.

Phóng viên BBC John Sudworth rời Bắc Kinh đến Đài Bắc vào tháng Tư do áp lực và đe dọa từ chính quyền Trung cộng vì đã đưa tin về những đối xử của Trung cộng với người Duy Ngô Nhĩ.

Trung cộng cũng thu hồi giấy phép hoạt động trong nước của BBC hồi tháng Một.

Một nhân viên của Bloomberg News tại Bắc Kinh là Haze Fan cũng bị giam giữ từ cuối năm 2020 mà không có bất kỳ thông tin nào về trường hợp của cô.

Người ta nhìn thấy cô lần cuối là khi cô bị các nhân viên mặc thường phục hộ tống ra khỏi tòa nhà cô đang ở vì những gì chính quyền Trung cộng cáo buộc là nghi ngờ vi phạm luật an ninh quốc gia.

RSF xếp Trung cộng đứng thứ 177/180 về chỉ số Tự do Báo chí năm Thế giới năm 2021, chỉ trên Triều Tiên hai bậc. (BBC)

*

VIỆT NAM HIỆN ĐANG BỎ TÙ 23 NHÀ BÁO, XẾP THỨ TƯ THẾ GIỚI SAU TRUNG CỘNG

Ba nhà báo và blogger của RFA hiện đang bị bỏ tù gồm: Nguyễn Văn Hóa, Trương Duy Nhất và Nguyễn Tường Thụy (RFA edited)

RFA - Việt Nam là một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất trên thế giới, xếp sau Trung cộng, Myanmar và Ai Cập, theo báo cáo đặc biệt mới công bố của tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ.

Hôm 8 tháng 12, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ chuyên hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ nhà báo, công bố nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông trên toàn thế giới trong năm 2021.

Chính quyền Hà Nội bị liệt vào nhóm bỏ tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới, với 23 ký giả hiện đang phải chịu các án tù khác nhau.

Ba phóng viên và blogger của Đài Á Châu Tự do gồm các ông: Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thụy và Trương Duy Nhất cũng nằm trong danh sách này.

Theo Ủy ban Bảo vệ Ký giả thì riêng trong năm nay, chính quyền Việt Nam đã khởi tố và bỏ tù sáu nhà báo, trong đó có các thành viên của nhóm Báo Sạch.

Bà Huỳnh Thục Vy là trường hợp mới nhất phải trả lại nhà giam sau gần 3 năm hoãn thi hành án vì có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

Bình luận về báo cáo mới nhất của CPJ về tình hình đàn áp báo chí ở Việt Nam, ông Trịnh Hữu Long, Tổng Biên tập của Luật khoa Tạp chí, cho RFA biết quan điểm:

“Tôi nghĩ rằng đây là một cái bản danh sách, hay có thể nói là "bản thành tích" cực kỳ đáng xấu hổ, cực kỳ đáng lên án của chính quyền Việt Nam.

Và một điều vô cùng đau lòng nữa là trong danh sách này có một người đồng nghiệp cực kỳ thân thiết của tôi là nhà báo Phạm Đoan Trang, người đã cùng tôi lập ra tờ Luật Khoa.

Thế thì tôi nghĩ rằng nó cho thấy một vấn đề rất là lớn của đất nước chúng ta là cái việc hình sự hoá hành vi ngôn luận, trong đó có hành vi ngôn luận của nhà báo.”

Ông Trịnh Hữu Long cũng cho biết bản danh sách 23 nhà báo đang bị giam giữ chỉ nói lên một phần của chiến dịch đàn áp tự do báo chí ở Việt Nam, trên thực tế thì chính quyền còn áp dụng nhiều hình thức đàn áp khác, trong đó theo như ông Long là cái chết đáng ngờ của một vài nhà báo.

Hình thức đàn áp tự do báo chí hiệu quả nhất ở quốc gia độc đảng, theo nhà báo từng có kinh nghiệm trong môi trường báo chí nhà nước là sự tự kiểm duyệt, ông nói:

“Cái việc đàn áp báo chí một cách có hệ thống nhất, hiệu quả nhất, quy mô nhất đó là tạo ra một môi trường tự kiểm duyệt trong toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam, lẫn trong xã hội Việt Nam.

Nỗi sợ hãi bị trừng phạt đã tạo ra hiệu ứng gây cóng trong toàn bộ xã hội, và vô hình chung, những nhà báo là những người đáng ra cần có vai trò dẫn dắt xã hội thì cũng bị chi phối bởi cái hiệu ứng gây cóng này. Và đó là cái khiến cho hệ thống kiểm duyệt, hệ thống quản lý báo chí ở Việt Nam hiệu quả.

Còn cái việc bắt bỏ tù những nhà báo này trên thực tế là công cụ để tạo ra nỗi sợ hãi trong xã hội.”

Nghiên cứu của Ủy ban bảo vệ Ký giả thống kê số nhà báo bị bắn chết hoặc hiện đang bị giam giữ trên toàn cầu. Điều đáng chú ý là con số phóng viên và nhà báo bị bắt giam đạt kỷ lục trong năm 2021, tổng cộng có 293 người hiện đang bị giam cầm ở nhiều quốc gia.

Đứng thứ nhất trong số các quốc gia đàn áp báo chí nặng nề nhất thế giới, theo tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả, là Trung cộng với 50 nhà báo bị bỏ tù. Xếp sau là Myanmar, nơi chính quyền quân sự đang giam giữ 26 ký giả. Tiếp đến là Ai Cập với 25 người, và Việt Nam đứng thứ tư với 23 nhà báo đang ở tù.  

Nhà báo công dân Lê Trọng Hùng không có tên trong danh sách này, mặc dù ông sẽ ra tòa trong tháng 12 này cùng với một phiên tòa khác xử bà Phạm Đoan Trang, cả hai đều bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” (RFA)

 

Posted: 11/12/2021 #views: 1190
Add comment
:
Pages:  [-1]