VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
10 CHẾ ĐỘ “ĐÀN ÁP CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN” ĐƯỢC BẦU VÀO ỦY BAN LHQ

 

Phòng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong quá trình chuẩn bị cho một phiên họp tại Tòa nhà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 25/08/2016. (Ảnh: Golden Brown/Shutterstock)

Katabella Roberts - Liên Hiệp Quốc đã bầu 10 chế độ “đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền” vào ủy ban 19 quốc gia về các tổ chức phi chính phủ (NGOs), theo Giám đốc điều hành của UN Watch Hillel Neuer.

Hôm 14/04, ông Neuer đã thông báo trên Twitter về các chế độ đã được bầu vào ủy ban các tổ chức phi chính phủ — vốn giám sát hoạt động của các nhóm nhân quyền trên toàn cầu – bởi các thành viên của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC).

Hôm 13/04, các thành viên của ECOSOC đã bỏ phiếu để bầu tổng cộng 19 thành viên, từ năm nhóm khu vực, những thành viên đó sẽ làm việc trong ủy ban trong bốn năm tiếp theo bắt đầu từ năm nay.

Theo Tổ chức Quốc tế về Nhân quyền, một tổ chức phi chính phủ độc lập thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, cả 19 thành viên đó sẽ đóng vai trò là “những người gác cổng cho xã hội dân sự tại LHQ khi họ quyết định tổ chức phi chính phủ nào nhận được quyền tham gia do LHQ công nhận.”

Ông Neuer, giám đốc tổ chức giám sát nhân quyền UN Watch có trụ sở tại Geneva, cho biết Trung cộng, Cuba, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabwe, Nicaragua, Eritrea, Pakistan, Algeria, Bahrain, và Cameroon đã được bầu vào ủy ban này.

Ông Neuer, cũng là một luật sư quốc tế và nhà hoạt động nhân quyền, cho biết quyết định bầu chọn các quốc gia cụ thể đó có nghĩa là họ sẽ sử dụng quyền lực hiệu quả hơn khi ngăn chặn việc công nhận của các tổ chức vốn có mục đích làm nổi bật các vi phạm nhân quyền khác nhau xảy ra ở quốc gia của họ.

Ông nói, “Điều này có nghĩa là các chế độ độc tài sẽ có đa số thành viên trong ủy ban này để từ chối sự công nhận của Liên Hiệp Quốc đối với bất kỳ tổ chức độc lập nào trên thế giới lên án hành vi vi phạm nhân quyền của họ và để công nhận các nhóm bình phong giả tạo do các chế độ này tạo ra.”

“Vấn đề với LHQ là những quốc gia đấu tranh quyết liệt nhất để tham gia vào các ủy ban nhân quyền khác nhau này đều là những quốc gia tận tâm nhất với điều ngược lại (tức vi phạm nhân quyền – dịch giả),” ông nói trong một bài đăng tiếp theo.

Đề cập tới nhà hoạt động nhân quyền và luật sư nổi tiếng của Trung cộng Đinh Gia Hỷ (Ding Jiaxi), cũng như các nhà hoạt động chính trị Felix Maradiaga và Dawit Isaak – tất cả đều đã bị bỏ tù ở nhiều quốc gia khác nhau — Ông Neuer cho biết các chế độ này giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền để “muốn có quyền giám sát các nhóm nhân quyền.”

Các quan chức Liên Hiệp Quốc đã không phúc đáp yêu cầu bình luận của The Epoch Times trước thời điểm phát hành bản tin này.

Trong nhiều năm, Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đã bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, bao gồm thu hoạch nội tạng cưỡng bức và bỏ tù hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác trong các trại giam, nơi họ bị cho là bị tra tấn, lao động cưỡng bức, và triệt sản cưỡng bức.

Ở Iran, những người thực hiện nhân quyền của họ một cách ôn hòa thường bị trừng phạt bằng những hình phạt hà khắc như giam giữ và đánh bằng roi nơi công cộng.

Nhiều quốc gia khác hiện là thành viên của ủy ban này cũng đã bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Liberia, Mozambique, Ấn Độ, Chile, Costa Rica, Cuba, Israel, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ cũng được bầu làm thành viên của Ủy ban NGO.

Trong khi đó, Nga đã thất bại trong tất cả các cuộc biểu quyết diễn ra hôm 13/04 liên quan đến các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, bao gồm cả một vị trí trong ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ.

Nga đã là một thành viên của ủy ban NGO kể từ khi ủy ban này được thành lập vào năm 1947 và quyết định biểu quyết này được đưa ra khi Moscow ngày càng trở nên cô lập với phương Tây sau cuộc xâm lược Ukraine.

Đại diện của Ukraine tại Liên Hiệp Quốc, ông Sergiy Kyslytsya, đã thông báo về sự thất bại trong cuộc biểu quyết của Nga trên Twitter.

*

Katabella Roberts là một phóng viên hiện đang sống và làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cô viết về tin tức nói chung và tin kinh doanh cho The Epoch Times, tập trung chủ yếu vào Hoa Kỳ.


Biên dịch: Thanh Tâm  (etviet)

(bản gốc từ The Epoch Times)

 

Posted: 17/04/2022 #views: 1104
Add comment
:
Pages:  [-1]