VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
THAM VỌNG MINH CHỦ TOÀN CẦU CUẢ TÀU CỘNG

 

Tôn Nữ Hoàng Hoa - Cho đến hôm nay , hầu như các quốc gia tự do trên thế giới đã nhìn ra âm mưu thâm độc của Tàu cộng qua những vụ phát chất độc COVID để giết dân trên thế giới và dùng tiền bạc mua chuộc các nhà chính trị ở Hoa Kỳ hầu dùng người Mỹ huỷ diệt nước Mỹ, như đã làm ở đất nước VN.

Những nhà độc tài thường mang tham vọng chiếm cứ để tự cho mình là Minh Chủ. Vì vậy hãy xem Tập Cận Bình làm gì trong cuộc chiến hoa sơn luận kiếm hôm nay, giữa Do Thái và Hamas.

Tàu cộng đang cố gắng thúc đẩy hai mục tiêu ngoại giao quan trọng trên cuộc chiến hiện nay giữa Do Thái-Hamas . Đó là củng cố vị thế “minh chủ” của mình , là nhà vô địch của các nước đang phát triển, và ở đó Tập cân Bình đồng thời định vị trí của mình là một siêu cường để cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một thế giới này

Cách đây không lâu Tập Cận Bình đã tiếp đón tên cs độc tài Nga Vladimir Putin tại Bắc Kinh. Cả hai đều đưa ra quan điểm về việc chuyển hướng khỏi sự hỗ trợ do Tây phương dẫn đầu dành cho Do Thái sau các cuộc tấn công.

Ngoại trưởng Tàu cộng Vương Nghị đã nhanh nhẩu kêu gọi tổ chức một “hội nghị hòa bình quốc tế” để đạt được giải pháp cho cuộc xung đột Do Thái-Hamas, và tuần trước Bắc Kinh đã cử một nhà ngoại giao cấp cao đến Trung Đông. Zhai Jun, đại diện đặc biệt của Tàu cộng tại Trung Đông, hứa sẽ “tiến hành hòa giải và hòa giải một cách khách quan”.

Tàu cộng đã không những bất chấp về chủ nghĩa khủng bố, Tàu cộng đã kiềm chế trong các tuyên bố chính thức không xử dụng thuật ngữ đó, khi mô tả các cuộc tấn công của Hamas. Ngược lại với Mỹ và các đồng minh, Tàu cộng lại tuyên bố rằng luật pháp của Do Thái đã vượt quá những gì được chấp nhận theo qui định nhân đạo quốc tế khi tấn công vào dải Gaza.. Nhưng Tàu cộng lại không đá động gì đến cuộc gây hấn của Hamas bất thần bắn vào Do Thái 5000 mũi tên lửa giữa đêm mồng 7 tháng 10 và đã giết hơn 1400 thường dân Do Thái.

Sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, Tàu cộng bắt đầu mở cửa với thế giới và giảm bớt vị thế của mình. Nước này bình thường hóa quan hệ với Do Thái vào năm 1992. Cũng chính năm này Bill Clinton của đảng Dân Chủ đã cho Tàu cộng tối huệ quốc từ đó con cọp không còn ngồi chờ chực bắt mồi, mà đã công khai thoát mình vào thế giới, bắt đầu thời kỳ cố gắng giữ quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước đang có mâu thuẩn. Nhưng dưới thời Tập Cận Bình, khi đã lên ngôi lãnh đạo Tàu cộng vào năm 2012, Tập đã nỗ lực lôi kéo các quốc gia Ả Rập và đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Do Thái và Palestine khi dấu chân kinh tế của Tàu cộng ở Trung Đông ngày càng tăng.

Chính quyền Palestine, Mahmoud Abbas, đã ký quan hệ hợp tác Với Tập cận Bình để đổi lấy viện trợ của Tàu cộng . Abbas tuyên bố về cuộc đàn áp của Tàu cộng với dân Duy Ngô Nhĩ là không liên quan đến nhân quyền mà chỉ nhằm vào việc tiêu diệt chủ nghĩa cực đoan. Đúng là kẽ trộm lại binh vực cho kẽ cướp.

Tập Cận Bình muốn làm người hoà giải trong các cuộc chiến nhưng lý luận của Tàu cộng cho thấy cái dả tâm phục vụ cho chủ nghĩa độc tài. Trước cuộc chiến Tàu cộng đã nói gì trong việc tấn cống của Hamas vào Do Thái ngày 7/10?

Chính quyền Do Thái lên tiếng là các cán bộ cao cấp của Tàu cộng vẫn chưa trực tiếp lên án Hamas. Theo đó Hamas đã bất thần tấn công vào Do Thái đã tàn sát ít nhất 1.400 người và bắt cóc gần 200 người. Trên thực tế, các cán bộ cao cấp của Tàu cộng đã không dám đề cập đến nhóm chiến binh đang điều hành Gaza, thay vào đó nói rằng họ phản đối việc gây tổn hại cho dân thường trong cái mà họ gọi là “xung đột Do Thái-Palestine”. (Ít nhất 9.061 người đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi bắt đầu chiến tranh).

Tuy nhiên, những lời chỉ trích của Tàu cộng đối với Do Thái lại trực tiếp nhiều hơn Wang tố cáo Do Thái đã “vượt quá khả năng tự vệ” và kêu gọi chấm dứt “sự trừng phạt tập thể đối với người dân Gaza”.

Chưa hết, nhà ngoại giao hàng đầu của Tàu cộng lại còn xàng xê một câu vọng cổ mùi về giải pháp hai nhà nước. “Dân tộc Do Thái không còn là người vô gia cư trên thế giới, nhưng khi nào dân tộc Palestine mới trở về quê hương?” Wang nói vào tháng 10. “Sự bất công đối với Palestine đã kéo dài hơn nửa thế kỷ. Những đau khổ đã hành hạ các thế hệ không được phép tiếp tục.”

Theo đó cho thấy Tập Cận Bình chưa đủ khả năng hoà giải mà lý lụận đã thiên về một phía thì Tập Cận Bình với tiểu tâm, trí đoản có thể làm được chức vụ hoà giải trung thực không?

Trong nhiều thập kỷ Tàu cộng luôn tránh xa các cuộc xung đột khó giải quyết ở Trung Đông, nhưng điều đó đã thay đổi trong những năm gần đây. Bắc Kinh đã cố gắng kết hợp ảnh hưởng kinh tế của mình với ảnh hưởng chính trị một ngày một tăng. “Sự thay đổi đó của Tập Cận Bình một phần là để bảo vệ lợi ích kinh doanh của Tàu cộng và phần khác cũng để đảm bảo sự hỗ trợ từ các quốc gia Ả Rập cho những nỗ lực của Tàu cộng nhằm định hình lại trật tự thế giới theo hướng có lợi cho nước này.”

Do Thái phần lớn đã bác bỏ những nỗ lực của Tàu cộng nhằm thể hiện Tàu cộng là một nhà môi giới khách quan . Yuval Waks một công chức cao cấp tại Đại Sứ Quán Do Thái tại Bắc Kinh đã nói với các phóng viên vào ngày 8/10, một ngày sau khi Hamas tấn công vào Do Thái là “Khi người dân đang bị sát hại, tàn sát trên đường phố, đây không phải là lúc để kêu gọi giải pháp hai nhà nước”.

Trong khi Do Thái nghi ngờ Tàu cộng thì Palestine lại chấp nhận sự can dự của Tàu cộng. “Palestine tin tưởng Tàu cộng” và hoan nghênh sự tham gia mang tính xây dựng của nước này trong các cuộc đàm phán. Bộ trưởng Ngoại giao Chính quyền Palestine Amal Jadou nói với đại diện đặc biệt của Tàu cộng, Zhai, trong một cuộc điện thoại hồi đầu tháng 10.

Việc Bắc Kinh sẵn sàng lên tiếng và tích cực thúc đẩy một giải pháp cho cuộc xung đột phản ánh niềm tin mới vào khả năng giải quyết tranh chấp khu vực của nước này. Điều này tác động như thế nào đến các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn của Tàu cộng?

Đối với Tàu cộng , cuộc khủng hoảng là cơ hội để khẳng định mình là một nhà đàm phán ở Trung Đông, giành được chỗ đứng từ Mỹ, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác với Nga và trên toàn thế giới Ả Rập, như đã hơn một lần Bắc kinh đã giúp hoàn tất một thỏa thuận, theo đó Iran và Ả Rập Saudi đồng ý thiết lập lại quan hệ ngoại giao. Nhưng khả năng của Tàu cộng thiếu kinh nghiệm, đã từng chơi những trò gian xảo cho nên Tàu cộng đã không được thành công tối thiểu.

Các nhà phân tích cho biết, “tính toán của Tàu cộng có thể thay đổi nếu giao tranh lan rộng, nhưng hiện tại, nước này dường như coi sự bùng phát bạo lực hiện nay là cơ hội để tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực so với Mỹ.

Hơn nữa,Tàu cộng cứ đưa ra những lời lẽ ủng hộ Palestine , chỉ trích Do Thái thì điều đó sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược lớn hơn của mình trong khu vực”. Điều đó đã chứng tỏ tham vọng của Tàu cộng rất lớn nhưng khả năng lại yếu kém chưa đủ để tranh dành với Mỹ và đồng minh.

Quan trọng hơn nữa Tàu cộng với bản chất tham tàn lòng dạ độc ác bất cứ chỗ nào có chiến tranh cũng xen vào cố tạo cho thế giới thấy Tàu cộng là một nhà hoà giải trong lúc bản chất tham tàn, dân chúng Tàu cộng lại mất niềm tin với đảng cs Tàu và Tập cận Bình.

Tham vọng muốn làm hoà giải để chiếm lấy vị trí của Mỹ và đồng minh thì Tàu cộng phải thay đổi bản chất tham tàn và chiếm cứ các quốc gia nhược tiểu.

 

Tôn Nữ Hoàng Hoa (https://tienglongta.com/)

 

Posted: 05/01/2024 #views: 429
Add comment
:
Pages:  [-1]