VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
TRIỀU TIÊN COI TRUNG CỘNG LÀ MỐI ĐE DỌA LỚN NHẤT, CHỨ KHÔNG PHẢI MỸ

 

Phân tích: Triều Tiên coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, chứ không phải

Hình ảnh "Cầu Hữu Nghị" bắc qua sông Áp Lục, nối Trung cộng và Triều Tiên, chụp vào ngày 22/2/2019. (GREG BAKER / AFP / Getty Images)

Đông Phương - Dù hai chế độ Triều Tiên và Trung cộng có mối quan hệ kinh tế và ngoại giao sâu sắc, nhưng trong thời ông Kim Jong-un nắm quyền, xã hội Triều Tiên lại có thái độ chống Bắc Kinh ngày càng mạnh mẽ.

Tờ Financial Times đưa tin vào ngày 12/12 cho biết, các nhà phân tích cho rằng sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh là điều khiến chính quyền Triều Tiên lo ngại sâu sắc. Bình Nhưỡng từ lâu coi Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST), chứ không phải Hoa Kỳ, là mối đe dọa chính đối với sự tồn tại lâu dài của chế độ.

Triều Tiên coi Trung cộng là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất

CNN trước đây đã đưa tin rằng, nền kinh tế của Triều Tiên gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Trung cộng. Kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, hai quốc gia Châu Á này được gọi là "đồng minh". Khi Triều Tiên ngày càng bị cô lập với phần còn lại của thế giới, ĐCST đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của họ.

Ông Andrei Lankov, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, cho biết: “Những nhận định cho rằng Triều Tiên và Trung cộng đã đạt được một ‘sự thống nhất về ý thức hệ’ là hoàn toàn không có cơ sở”.

"Bất kỳ quan chức phản gián nào của Triều Tiên cũng sẽ nói với bạn rằng Trung cộng là mối đe dọa an ninh nội địa lớn nhất của họ. Vì nó có thể phá hoại (Triều Tiên) từ bên trong", ông nói.

Theo phân tích của Financial Times, hai nước quay lưng lại với nhau bắt đầu từ khi "kháng Mỹ viện Triều" (ý chỉ việc Trung cộng tham chiến Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, viện trợ Triều Tiên kháng chiến chống Mỹ); và sau đó là việc ĐCST thâm nhập Triều Tiên đã gây ra nỗi sợ hãi cho nhà họ Kim.

Các nhà phân tích trích dẫn ví dụ, Triều Tiên đã xóa bỏ lý lịch từng là đảng viên ĐCST của ông Kim Nhật Thành, người sáng lập vương triều nhà họ Kim. Trong 70 trang mô tả về Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 - 1953, phần đề cập đến ĐCST chỉ viết rằng "đã tham gia chiến tranh".

Theo các ghi chép lịch sử, ông Kim Nhật Thành từng tham gia vào cái gọi là "Liên quân kháng Nhật" dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Mãn Châu thuộc ĐCST. Tuy nhiên, sau đó ĐCST đã tiến hành một cuộc thanh trừng đẫm máu đối với “Liên quân kháng Nhật Đông Bắc”. Một lượng lớn cán bộ và binh lính Triều Tiên đã bị ĐCST giết hại, điều này khiến ông Kim Nhật Thành căm thù ĐCST. Sau Chiến tranh Triều Tiên, Kim Nhật Thành đã loại bỏ tất cả những người thân cận với ĐCST. Điều này dẫn đến việc lực lượng còn sót lại của ĐCST ở Triều Tiên phải rút quân vào cuối những năm 1950.

‘Trung cộng là kẻ thù ngàn năm’ của Triều Tiên

"Người Triều Tiên có câu: Nhật Bản là kẻ thù trăm năm, còn Trung cộng là kẻ thù ngàn năm", bà Yun Sun, Giám đốc Dự án Trung cộng tại tổ chức tư vấn Stimson Center ở Washington, cho biết.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung cộng cũng trở nên căng thẳng. Triều Tiên đã trở thành ngư ông đắc lợi trong mâu thuẫn giữa Trung cộng và Liên Xô. Năm 2013, lãnh đạo Triều Tiên đương nhiệm Kim Jong-un đã xử tử người chú của mình là ông Jang Song-thaek, người thân cận của các quan chức ĐCST. Năm 2017, anh trai cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un là Kim Jong-nam bị ám sát, mà ông này lại là người được ĐCST nâng đỡ.

Theo Financial Times, Trung cộng đã bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc vào năm 1992, nhưng lại không giúp Triều Tiên được Hoa Kỳ công nhận; đây là một sự phản bội lớn đối với Bình Nhưỡng. Ông John Delury, Giáo sư nghiên cứu về Trung cộng tại Đại học Yonsei ở Seoul, nói rằng, “Trung cộng bỗng chốc đã vứt bỏ Bình Nhưỡng”.

Kể từ đó, Triều Tiên tiếp tục đối địch với Bắc Kinh bằng cách phát triển vũ khí hạt nhân và hạn chế ảnh hưởng của ĐCST trong biên giới nước mình. Chẳng hạn, nhiều công ty liên doanh của hai nước đã đóng cửa. Năm 2012, các quan chức Triều Tiên đã tịch thu các cơ sở khai thác quặng sắt do các công ty Trung cộng xây dựng ở Tây Nam bộ của Triều Tiên và trục xuất tất cả công nhân Trung cộng làm việc tại đây.

"Cầu Hữu nghị Trung - Triều" là cây cầu do phía Trung cộng tài trợ và xây dựng vào năm 2013. Cây cầu bắc qua sông Áp Lục để nối thành phố Đan Đông ở Trung cộng và thành phố Sinuiju ở Triều Tiên. Tuy nhiên, Triều Tiên đã giữ nó ở chế độ nhàn rỗi, mạng lưới đường quốc lộ ở nội địa Triều Tiên không được nối với cây cầu này.

“Đối với Triều Tiên, mở cửa nền kinh tế với Bắc Kinh đồng nghĩa với việc trao chìa khóa của vương triều (nhà họ Kim) cho họ, Giáo sư Delury của Đại học Yonsei nói. Khi Bình Nhưỡng quyết định lắp đặt mạng điện thoại di động cơ bản, họ đã chọn một công ty Ai Cập. “Nếu lo lắng về chiến tranh, Triều Tiên sẽ lo lắng (về cuộc chiến) với Hoa Kỳ, nhưng nếu lo lắng về lật đổ hoặc đảo chính, họ càng lo lắng Trung cộng hơn".

Mối quan hệ ngoại giao giữa Kim Jong-un và cựu Tổng thống Mỹ Trump đã làm dấy lên những lo ngại của Bắc Kinh. Họ sợ rằng Triều Tiên sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của ĐCST. Bà Yun Sun của tổ chức tư vấn Stimson Center nói rằng: “Đối với sự tồn vong của chính quyền Kim Jong-un, cạnh tranh Mỹ - Trung có lợi cho Kim Jong-un, bởi vì Bắc Kinh sẽ không bỏ rơi ông ta". "Nhưng Trung cộng sẽ chỉ trả cái giá tuyệt đối thấp nhất, tiêu chuẩn là khiến người Triều Tiên không bị chết đói nhưng cũng không được ăn no”.


Đông Phương (NTDVN)

(Theo Epoch Times tiếng Tàu)

 

Posted: 13/12/2021 #views: 2654
Add comment
:
Pages:  [-1]