VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN BỊ CSVN TRẢ THÙ, BỨC TỬ CÔNG TY TÂN TẠO

 

Đặng Thị Hoàng Yến bị CSVN trả thù, bức tử công ty Tân Tạo | Báo Đất Việt

Bà Đặng Thị Hoàng Yến gây tranh cãi khi kiện chính phủ CSVN và Nguyễn Tấn Dũng

Định Tường - Thay vì hồi đáp những cáo buộc và đơn kiện của bà Đặng Thị Hoàng Yến, nay có tên Mỹ là Maya Dangelas, CSVN trả thù bằng cách thâu tóm, bức tử công ty Tân Tạo của bà này.

Nửa tháng sau khi công khai lên VOA Việt ngữ chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng “lạm quyền” cũng như “lật mặt” chính phủ CSVN “nói một đằng, làm một nẻo’, bà Đặng Thị Hoàng Yến đang nếm “trái đắng”.

Theo báo đảng, Công ty Tân Tạo dính hàng loạt lùm xùm liên quan đến việc tạm ứng gần 2.000 tỉ đồng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến đầu tư ở Mỹ nhưng sau đó đính chính chỉ chi 633 tỉ đồng.

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hiện đưa cổ phiếu ITA của Tân Tạo vào diện cảnh báo từ ngày 6/9 với lý do “vi phạm quy định công bố thông tin từ bốn lần trở lên trong vòng một năm, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định”.

Mới đây, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế TP.HCM tập trung rà soát số liệu kê khai thuế của Tân Tạo, phối hợp với ngân hàng xác minh số tiền mà Tân Tạo đã tạm ứng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến, đồng thời “chuyển hồ sơ cho công an nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm”.

Mục đích được Tổng cục Thuế ghi rõ trong văn bản là “nhằm kịp thời xử lý trường hợp gian lận trong kê khai nộp thuế”.

Đặng Thị Hoàng Yến bị CSVN trả thù, bức tử công ty Tân Tạo | Báo Đất Việt

Bà Đặng Thị Hoàng Yến xuất hiện trên VOA Việt ngữ

Báo đảng cũng cho hay ban lãnh đạo Tân Tạo vừa công bố “Đơn kêu cứu khẩn cấp”, theo đó “có âm mưu và hành động phá hoại, bức tử, thâu tóm Tân Tạo, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, quyền lợi của các nhà đầu tư, các cổ đông và đặc biệt ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán”.

“Vì thông tin thanh kiểm tra này mà dấy lên tin đồn ITA “bị đánh” nên cổ đông bán tháo, dẫn đến cổ phiếu sập sàn. Việc này sẽ dẫn đến việc một số “thế lực” có thể trục lợi mua ITA với giá rẻ.

Ngoài ra, từ tháng 5/2022 đến nay, Tân Tạo và các công ty thành viên của tập đoàn bị các ngân hàng từ chối cho vay. “Phải chăng đang có chiến lược bao vây, bóp nghẹt hoạt động sản xuất kinh doanh của Tân Tạo dẫn đến thâu tóm công ty?”, đơn cầu cứu của công ty Tân Tạo viết.

Ban giám đốc công ty cho biết Tân Tạo là công ty niêm yết lớn và cổ phiếu ITA vốn có tính thanh khoản thuộc nhóm hàng đầu thị trường chứng khoán, với vài chục nghìn cổ đông trong ngoài nước và cả người lao động.

Cổ phiếu ITA trước tháng Năm, thời điểm có thông tin yêu cầu công bố việc mở thủ tục phá sản hồi năm 2014,vào khoảng 13.000 đồng. Tuy nhiên hàng loạt thông tin tiêu cực khiến mã chứng khoán này lao dốc, gần nhất là chuỗi 10 phiên giảm liên tiếp về 5.600 đồng.

Như vậy, cổ phiếu ITA đã mất 57% giá trị trong hơn bốn tháng vừa qua và giảm 66% so với thời điểm đầu năm. Giá trị vốn hóa theo đó cũng rơi tương tự về còn 5.250 tỷ đồng như hiện tại.

Đặng Thị Hoàng Yến bị CSVN trả thù, bức tử công ty Tân Tạo | Báo Đất Việt

Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Minh Chính

Trong lần trả lời VOA Việt ngữ hồi cuối tháng Tám, bà Hoàng Yến cho hay: “…Ông Nguyễn Tấn Dũng khi đó đang làm thủ tướng, vì mục đích cá nhân, ông ấy có những doanh nghiệp riêng của ông ấy, cộng với những mục tiêu cá nhân, nên đã chẳng cần lý do gì, từ chuyện dự án án đang được thực hiện là BOO (phát triển – vận hành – sở hữu) thì ông ấy bắt chuyển sang BOT (phát triển – vận hành – chuyển giao), tức là sau mấy chục năm thì bắt buộc phải chuyển giao lại cho nhà nước bằng Zero đồng.

Tất nhiên, tôi đã đấu tranh hết sức để cố gắng thuyết phục nhưng không được, tôi đành phải chấp nhận hy sinh quyền lợi của mình để làm sao cho dự án được thực hiện”, bà Đặng Thị Hoàng Yến nói.

“Khi mà chúng tôi chấp nhận hình thức BOT thì đến lúc đó, thì ông Nguyễn Tấn Dũng không nghĩ rằng tôi có thể chấp nhận được chuyện đó, nhưng ông ấy không biết rằng đối với tôi, mục tiêu kinh doanh không phải chỉ vì tiền. Vì con người ta, tiền rất là quan trọng nhưng khi chết đi cũng chẳng mang theo được gì cả nếu chúng ta không biết sử dụng đồng tiền vào những mục đích cao đẹp, có thể giúp được cho cuộc đời, để lại cái gì cho cuộc đời này.

Cho nên đối với tôi, tôi muốn xây dựng một nhà máy điện kiểu mẫu ở Việt Nam giống như cái nhà máy điện tôi đã từng thăm ở bên Nhật Bản. Nó đẹp và sạch. Nhà máy điện than mà khi tôi đến sờ vào thì không hề có một vết bụi bẩn nào cả. Tôi mong muốn là tôi sẽ làm một mô hình như thế ở Việt Nam.

Cho nên tôi chấp nhận. Nhưng ngay sau đó, khi mình chấp nhận rồi, hai bên đã đàm phán, thì Bộ Công thương, Tổng cục Năng lượng đã ký biên bản ghi nhớ để chuẩn bị các bước làm, thì đùng một cái, ông ấy ra quyết định chấm dứt, đuổi dự án Kiên Lương ra khỏi Tổng sơ đồ 7.”

“Tổng cục Năng lượng mới phát văn bản chính thức là bây giờ thủ tướng đã bỏ dự án điện ra khỏi Sơ đồ 7 rồi thì Tổng cục Năng lượng và Bộ Công thương không còn cơ sở nào để đàm phán nữa.”

Tân Tạo đã kiên trì “đấu tranh” trong nhiều năm nhưng vẫn không đạt được giải pháp nào nên buộc phải đưa vụ kiện này ra tòa trọng tài quốc tế ở Paris. Trong vụ kiện này, bà Yến đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 2,5 tỉ đô la vì những thiệt hại đầu tư mà tập đoàn của bà đã phải gánh chịu vì quyết định loại bỏ dự án.

Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, phía Tân Tạo hiện đã loại tên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi đơn kiện. Phía bị đơn trong vụ kiện Kiên Lương giờ chỉ còn là chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay, không thấy báo chí nhà nước hoặc phía Chính phủ Việt Nam đề cập tới việc yêu cầu Tân Tạo loại tên ông Dũng ra khỏi đơn kiện như khẳng định của bà Yến. Cá nhân bà Yến vẫn cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng lẽ ra phải bị quy trách nhiệm trong vụ này.

“Theo sự hiểu biết của tôi, một người, một cá nhân khi đại diện ở chức vụ đó cho chính phủ nhưng đồng thời nếu ông ta đã lợi dụng, lạm quyền của ông ta vì mục đích cá nhân, để kiếm lợi cho cá nhân ông ta, cho gia đình ông ta, và hoặc là cả vì những mục tiêu khác của ông ta nữa: mục tiêu về chính trị, mục tiêu về hưởng thụ, tham nhũng…

Rõ ràng ở đây không thể tách rời là chỉ có đại diện, chỉ kiện chính phủ không thôi, mà bản thân tôi là một nạn nhân và nạn nhân này đã phải chịu đựng rất nhiều năm, và tôi có đủ cơ sở, đủ bằng chứng, đủ hồ sơ để chứng minh rằng thực sự việc vi phạm hợp đồng dẫn đến vụ kiện Kiên Lương. Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam không được một lợi ích gì ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng.”


Định Tường (datviet.com)

 

Posted: 13/09/2022 #views: 1588
Add comment
:
Pages:  [-1]