VietOrg Media
Services    Employment    Services    Restaurants    Medical & health    Real Estate    Shops    Construction    Music    Lawyers    Travelling    Technology    Insurance    Hotel/motel/cottages    Transportation    Beauty    General service    FINANCE/BANKING    MEDIA
      
NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐỐT ĐỒNG CHÍ, HẠI NƯỚC HẠI DÂN

 

Tổng Bí Thư Việt cộng Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón trong cuộc “triều cống” Tổng Bí Thư Tập Cận Bình và “dâng công” với Trung cộng tại thủ đô Bắc Kinh ngày 31 tháng 10, 2022. (Yao Dawei/ Xinhua via Getty Images)

Vi Anh - Chế độ Việt cộng thượng tầng bất ổn, hạ tầng bất động, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hại nước, hại dân. Gần 2/3 thế kỷ chưa bao giờ đảng Việt cộng sa vào thảm cảnh như trong cuối năm 2022, đầu năm 2023.

Các cường quốc, các tập đoàn kinh tế ngoại quốc nhận định Việt cộng đang bên bờ tự suy tàn sụp đổ. Như khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô bị lật đổ thì đâu có một quân nhân Mỹ, Pháp, Đức nào có mặt. Chính là do người dân trong nước đứng lên, quân đội trở về với dân để bẻ cổ chế độ cộng sản; quốc tế gọi là Cách Mạng Nhung, cách mạng màu vì hầu như không đổ máu. Liệu Cách Mạng Nhung có thể xảy ra khi chánh trị nội bô Việt cộng bất ổn ở trung ương, còn ở địa phương thì bât động, cán bộ đảng viên lo tránh né công tác, sợ lạnh xương không làm việc, ngại làm nhiều thì khuyết điểm nhiều, bị thiêu thân.

Thật vậy.

Trước thềm Tết Quý Mão 2023, Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc thực chất bị lột chức, sa thải có thể bị đút vào lò tham nhũng. Có tin đồn Bộ Trưởng Công An Tô Lâm - kẻ đi công du, du hí nước Anh ăn miếng ăn thịt bò dát vàng giá $4,000 Mỹ kim khi lương của y chỉ $600 Mỹ kim mỗi tháng, gây bão dư luận chống đối, chê bai – nay, sau khi làm gia nô cho Tổng Bí Thư đảng Việt cộng là Nguyễn Phú Trọng, y đã mở chiến dịch bắt hằng loạt cán bộ đảng viên cộng sản làm củi cho Tổng Trọng đốt lò. Cả ngàn đảng viên cán bộ cộng sản và đám ăn theo cộng sản khắp nước bị thiêu sống. Trong đó có đại cán như Nguyễn Xuân Phúc, Chủ Tịch Nước kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Phòng - An Ninh kiêm đại biểu Quốc Hội Việt cộng. Và trước đó công an mật vụ tay chân bộ hạ của Tổng Trọng đã đốt lò sinh mạng chánh trị và chức quyền của hai phó thủ tướng từng dưới quyền là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam phải rời chức vụ giữa nhiệm kỳ.

Còn năm ngoái, trước khi sang Tàu để “dâng công” cho Tập Cận Bình, Tổng Trọng đã triệt hạ cả 10 ủy viên Trung Ương Đảng Việt cộng Khóa 13, một con số chưa từng thấy trong lịch sử của đảng Việt cộng, và cả 539 đảng viên đã bị truy tố hoặc “kỷ luật” vì tham nhũng và “cố ý làm trái,” gồm các bộ trưởng, quan chức cao cấp và quan chức ngoại giao, trong khi công an điều tra 453 vụ tham nhũng, tăng 50% so với năm 2021. Trọng ngày càng mở rộng kế hoạch triệt hạ tới nhiều bộ ngành của chính phủ. Cả trăm cán bộ, đảng viên làm công tác đăng kiểm xe bị bắt, bỏ tù, tịch thu tài sản vì tội hối lộ khi chưa xét xử.

Theo nhận xét của cộng đồng thế giới, cả ba ông Phúc, Minh, Đam đều được xem là những người lãnh đạo cấp tiến và kỹ trị hướng đến các giá trị cởi mở của Tây Phương. Nhà Nước Việt cộng không đưa ra lý do trực tiếp cho việc từ chức của ông Phúc và việc bãi nhiệm ông Minh và ông Đam, nhưng những sự kiện này diễn ra giữa lúc cuộc chiến chống tham nhũng “không có vùng xám” do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt đang ngày càng mở rộng tới nhiều bộ ngành của chính phủ.

Theo nhận xét của một số nhà phân tích chính trị và an ninh hàng đầu về Đông Nam Á, sự trừng phạt mang tên “chống tham nhũng” của Việt cộng hoàn toàn là một “cuộc đấu đá quyền lực” triệt hạ lẫn nhau như quan thầy của Tổng Trọng là Tập Cận Bình đã làm khi tung ra âm mưu triệt hạ phe đối thủ dưới danh nghĩa “đả hổ diệt ruồi tham nhũng.”

Giáo Sư Zachary Abuza của Đại Học Chiến Tranh Quốc Gia Hoa Kỳ (National War College, Washington), nói, “Tôi cho rằng việc này liên quan rất nhiều đến việc củng cố quyền lực chính trị và loại bỏ đối thủ chính trị.”

Theo nhận định của ông Abuza, tác giả cuốn sách “Chính trị đổi mới ở Việt Nam đương đại,” ông Minh và ông Đam, đều từng du học ở nước ngoài, được biết tiếng là những người “trong sạch.” Vị giáo sư này cũng cho rằng ông Phúc “đóng một vai trò vô cùng quan trọng” việc điều hành đất nước trong thời gian khó khăn đại dịch khi ông làm thủ tướng chính phủ.

Tổng Trọng vì quyền lợi riêng tư và phe nhóm của mình đã làm hại đảng Việt cộng và gây nhiều thiệt hại lớn về kinh tế, ngoại giao, giao thương cho dân và nước Việt Nam. Trong bài báo tựa đề “Việt Nam [Cộng Sản] đang mất đi sự hấp dẫn của một đất nước với giới lãnh đạo ổn định, có năng lực” đăng trên Nikkei Asia, giáo sư Zachary Abuza viết, “Ông Phúc được coi là một trong hai ứng cử viên hàng đầu được chọn để kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư đảng Việt cộng. Nhưng Trọng đã nghi ngờ ông ta do lập trường thân Tây Phương và chủ nghĩa thực dụng trong chính sách của ông, cũng như các lợi nhuận từ đại công ty của gia đình ông.”

Ông Zachary Abuza bình luận rằng những người như Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam là “những nhà kỹ trị thực dụng quyết tâm đưa Việt Nam vào quỹ đạo kinh tế vĩ mô ổn định” vì thế có nhiều kẻ thù trong đảng Việt cộng và Trung cộng.

Dự đoán về người thay ông Phúc làm chủ tịch nước, giáo sư Zachary Abuza viết trên Nikkei Asia: “Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm... có vẻ sẽ thay thế ông Phúc làm chủ tịch nước. Như vậy có nghĩa hai vị trí trong tứ trụ của Việt Nam sẽ do các cựu quan chức công an nắm giữ.”

Và lúc đó chế độ Việt cộng sẽ thành chế độ cảnh sát trị. Cỡ tướng cảnh sát Tô Lâm ham ăn, háu chức, tham lam quyền lợi, Trung Cộng mua dễ dàng để biến Việt Nam thành chư hầu của Bắc Kinh và Tô Lâm Thái Thú cho Trung cộng.

Còn theo một bài viết trên The Guardian, “Sự ra đi đột ngột của ông Phúc là một động thái bất thường ở nước Việt Nam cộng sản, nơi những thay đổi chính trị thường được dàn dựng cẩn thận, chú trọng vào sự ổn định đầy thận trọng.”

The Guardian dẫn lời ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, rằng việc ông Phúc từ chức cũng có thể liên quan đến đấu đá chính trị.

Còn bài viết trên trang mạng Nikkei Asia của Nhựt nêu ra rằng kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt 8% vào năm ngoái, có thể là nhanh nhất ở Á Châu. Tuy nhiên “nền chính trị ổn định khiến Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đang bị đặt dấu hỏi trong bối cảnh cuộc cải tổ chưa từng có trong Bộ Chính Trị và các cơ quan lãnh đạo khác.”

“nếu bộ trưởng công an mới được bầu vào Bộ Chính Trị thì, như một thông lệ lịch sử, sáu trong số 17 thành viên của cơ quan này sẽ là những công an kỳ cựu. Đây sẽ là sự thâu tóm thể chế và là dấu hiệu cho thấy sự bất an của chế độ,” ông Zachary Abuza phân tích.

Nguyễn Phú Trọng hại nước, hại dân VN. Trong lịch sử nhà cầm quyền Việt cộng gần 2/3 thế kỷ chưa bao giờ có tình hình bất ổn chánh trị, biến động chính trường và sự thờ ơ của dân chúng coi biến cố cộng sản này cộng sản “bây chết mặc bây” như trong nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí Thư Nguyễnn Phú Trọng. Trọng đã ám hại đồng chí, gây bất ổn chánh trị, bất lợi ngoại giao, thiệt hại kinh tế VN.

Sau khi sang Tàu cộng, bái kiến Chủ Tịch Tập Cận Bình, Trọng trở về quậy tá lả bồn binh đầm lầy Việt cộng từ trung ương đến địa phương khiến trên bất ổn, dưới sợ lạnh xương sống bất động chẳng dám làm gì. Chế độ Việt cộng chưa từng có tiền lệ triêt hạ Chủ Tịch Nước như vụ sa thải Nguyễn Xuân Phúc không lâu sau hai phó thủ tướng từng dưới quyền ông, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, bị nặc lịnh từ dịch giữa nhiệm kỳ.

Dân chúng VN trong ngoài nước, không ai khen Trọng bài trừ tham nhũng vì người Việt quá biết còn cộng sản là còn tham nhũng, còn tranh quyền cố vị, cộng sản độc tài là cha sanh mẹ đẻ của tham nhũng, cộng sản chết một con nhòn một mũi đỡ khổ cho dân.

Mặc dù kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt, đạt 8% như chính phủ cho biết, nhưng theo các nhà quan sát, việc ông Phúc, ông Minh và ông Đam, những người có hình ảnh đáng tin cậy đối với phương Tây, sẽ bị thay thế bởi những người ít có kinh nghiệm dù trung thành với Đảng, có thể khiến quốc gia Đông Nam Á này gặp khó khăn.

Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, nói về những nhà đầu tư nước ngoài, “Họ lo ngại và một số nhà đầu tư quan trọng nói rằng họ phải xem xét thay đổi cơ cấu đầu tư và quan hệ kinh tế đối với Việt Nam.”


Vi Anh

 

Posted: 28/01/2023 #views: 1227
Add comment
:
Pages:  [-1]