NIỀM TỰ HÀO
HỘI NGƯỜI VIỆT TỰ DO MANITOBA

VÀI NÉT TIỂU SỬ:
Bình Đức - Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cộng sản Việt Nam với sự trợ lực của cộng sản Nga, Hoa đã bội ước những điều chúng cam kết trong hiệp định Paris 1973 do chúng đề xướng, cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam và áp đặt trên toàn cỏi quê hương một chế độ sắt máu, chiếm đoạt tài sản, quyền làm người của nhân dân, coi người dân như nô lệ của đảng, bắt bỏ tù gần một triệu người, chúng gọi là “ nguỵ quân ngụy quyền, tư sản mại bản, có nợ máu với nhân dân”, mà không có một phiên tòa nào để xác nhận tội trạng. Trong xã hội, không ai có quyền được hưởng sự tự do căn bản của con người ngoại trừ bọn lãnh đạo.
Không thể sống nổi dưới chế độ tàn bạo đó, hàng hàng lớp lớp người Việt Nam đã quyết định rời bỏ quê hương tìm nơi tị nạn, dù biết rằng họ sẽ bỏ mạng trên đường vuợt thoát nếu không may. Manitoba là một trong những Tỉnh Bang đã nhận cưu mang những nguời tị nạn Việt Nam khốn khổ đó trong chính sách nhân đạo của nước Canada. Tháng 7 năm 1975, vào khoảng 80 người tị nạn Việt Nam đã được đưa đến định cư tại thành phố Thủ Phủ Winnipeg, do chính phủ Canada bảo trợ. Hầu hết họ là quân, cán chính của Chính Phủ Việt Nam Công Hòa. Từ đó, người Việt Nam tị nạn cộng sản lần lượt được đưa đến các thành phố trong Tỉnh Manitoba.
Trong số những người việt tị nạn đầu tiên nầy,có người biết chút ít Anh ngữ, có người hoàn toàn không hiểu và nói được tiếng Anh, nên rất khó khăn trong những vấn đề cấp thiết cần cho việc định cư. Hơn nữa, có một số cán bộ cộng sản đến thành phố Winnipeg tuyên truyền cho người Canada tại đây để xin xỏ cho chế độ ăn mày của chúng. Trong tình thế đó, vào năm 1976, một số anh em quân nhân tự thấy mình có bổn phận phải làm việc gì đó, để cưu mang giúp đở lẫn nhau trong cộng đồng, đồng thời tìm biện pháp đập vỡ mưu đồ của bọn cộng sản lưu manh, đã khẩn cấp tập hợp lại, lập nên một nhóm gọi là “ Nhóm Người Tị Nạn Việt Nam “

Chung cư Saigon (Saigon Centre)
THÀNH LẬP VÀ CỦNG CỐ:
Người Việt Tị nạn cộng sản lần lượt đến định cư tại Manitoba ngày càng đông. Đến cuối năm 1978, số người Việt đến tị nạn tại Manitoba vào khoảng trên duới 200 người. Nhân số đông, nhu cầu cần giúp đở càng tăng. Mặt khác, bọn Việt cộng lưu manh dự định lập “Hội Việt Kiều yêu nuớc” để tuyên truyền và thao túng cộng đồng người Việt tị nạn. Nhận thức đuợc tầm quan trọng của tình thế, nhóm “ Nguời Việt Tị Nạn” đã đổng ý vận động thành lập một tổ chức mới, hợp pháp với chánh quyền Canada, để có tầm hoạt động rộng rãi, thiết thực và hữu hiệu hơn.
Một buổi hợp thành lập đã diển tiến hết sức gay go trong việc chọn danh xưng, và đề ra chủ trương, mục đích của tổ chức. Cuối cùng tất cả đều đồng ý đặt tên cho tổ chức là : "HỘI NGƯỜI VIỆT TỰ DO MANITOBA" ,và đặt ra một bản Điều Lệ cho Hội gồm 3 Chương và 12 Điều Khoản. Trong đó:
Chủ Trương là: “Bất vụ lợi, không phe nhóm, không đảng phái, không chấp nhận cộng sản và cảm tình viên cộng sản”.
Mục đích của Hội là:
- Phát huy sự hiểu biết và ý thức về vai trò, trách nhiệm của người Canada gốc Việt Nam đối với Tổ Quốc Việt Nam và nước Canada.
- Duy trì sự cảm thông giữa những người Canada gốc Việt Nam trong tinh thần hòa hợp, bình đẳng, tương kính trong khung cảnh xã hội đa văn hoá Canada.
- Xây dựng một cộng đồng người Việt thuần nhất tại tỉnh Manitoba, đóng góp vào sự kết nối một cộng đồng Người Việt Quốc Gia trên toàn cõi Canada.
- Phát huy sự hiểu biết và thông cảm với những nhóm sắc tộc khác, nếu không có gì trái với tôn chỉ, mục đích và chủ trương của hội.
- Thay mặt cho người Canada gốc Việt Nam tại Manitoba về những vấn đề có tính cách lợi ích chung.
- Giúp đở người Canada gốc Việt Nam về mọi mặt, đặc biệt về sinh hoạt đời sống xã hội, trong điều kiện khả hữu của hội.
Bản Điều Lệ đầu tiên nầy đã đuợc sự đồng thuận hoàn toàn của 100 hội viên hiện diện.

Ảnh Biểu tình xé cờ máu của Việt cộng

Lễ khánh thành Trung Tâm Văn Hóa Việt
Sau phiên họp để thành lập Hội, việc đăng ký với “Manitoba Corporation Act” được tiến hành nhờ sự giúp đở của Doctor J. Du. Tất cả hội viên cùng nhau đi tìm mướn một địa điểm để làm trụ sở Hội và làm nơi sinh hoạt chung. Đồng thời việc vận động để kêu gọi thêm hội viên đã tiến triển hết sức khả quan. Cuối cùng một buổi lễ ra mắt Hội Người Việt Tự Do Manitoba đã được long trọng khai mạc ngay vào ngày chánh quyền chấp thuận cho phép Hội hoạt động ,ngày 05 tháng 9 năm 1979, tại trụ sở đầu tiên là số nhà 657 Ellice Avenue Winnipeg, với sự hiện diện của toàn thể hội viên và đại diện chánh quyền Tỉnh và Thành Phố. Ông Nguyễn Văn Ba Hội Trưởng và Ông đại diện cho chính quyền Manitoba cùng ký tên trên văn bản của giấy cho phép Hội hoạt động, với sự chứng kiến của Luật sư cố vấn về luật pháp cho hội là Ông Brian Corrine cùng toàn thể hội viên.

Biểu tình chống Việt Cộng mỗi 30 tháng 4 hằng năm
Kể từ ngày 05 tháng 9 năm 1979, Hội Người Việt Tự Do Manitoba chính thức gia nhập vào cộng đồng Canada tại Tỉnh Manitoba, và cũng là ngày đánh dấu sự quyết tâm của cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Manitoba, trong việc phát huy lòng tương thân tương ái, và chính nghĩa vì tự do của dân tộc Việt Nam, quyết không để cho bọn tôi tớ nằm vùng trong tỉnh Manitoba của cộng sản Hà Nội, có cơ hội tuyên truyền về chủ nghĩa khát máu, độc đảng, độc tài, tay sai của Nga Hoa.
Cũng từ ngày đó, người Việt tị nạn cộng sản tại Manitoba đã có một sức mạnh, đủ để tranh đấu cho quyền lợi chánh đáng của mình, có một điểm tựa để giúp đở, đùm bọc lẫn nhau trong khung cảnh đời sống xa lạ, khác với quê Cha đất Mẹ về mọi mặt như ngôn ngữ, phong tục, và khác cả về nhân sinh quan.
Sang năm 1980, Chánh Phủ Canada đã nhận thêm nhiều ngàn người Việt tị nạn từ các trại tị nạn vùng Đông Nam Á, mỗi tuần đều có chuyến bay chở vài trăm người vào Canada, trong số đó có khoảng 3000 người được định cư tại Manitoba. Với nhân số trên duới 4000 đồng bào tỵ nạn, cần được giúp đở và hướng dẩn để ổn định đời sống, hội nhập vào xã hội mới, trách nhiệm của Hội Người Việt Tự do Manitoba càng thêm nặng trĩu, nhu cầu nhân lực và tài chánh là điều cấp thiết phải được giải quyết.
Nhắm vào nguồn nhân lực dồi dào nhất là người mới đến, ban chấp hành và một số hội viên thường trực đã nổ lực vận động, nên có nhiều người, với lòng nhiệt thành và dám hy sinh lợi ích cá nhân, nhiệt tình tham gia vào hoạt động của Hội, tuy rằng họ chưa có kinh nghiệm gì trong đời sống ở xứ người. Ban chấp hành Hội được tăng cường, số hội viên gia tăng, từ 100 lúc ban đầu đến số 400 trong thời gian xây dựng nầy.

Đuờng Balmoral street đổi thành Hùng Vương street
Tiến trình thành lập và củng cố Hội đến giai đoạn nầy đã tạm ổn, sinh hoạt Hội cần được phát triển trên mọi mặt văn hóa, giáo dục, xã hội, thông tin,v.v…
Muốn thực hiện hữu hiệu các hoạt động hầu giúp đở đồng bào và hội viên, Hội cần một ngân khoản tối thiểu nào đó, nhưng với sự đóng góp thường xuyên như từ truớc của anh chị em hội viên, không thể nào thỏa mãn nhu cầu của Hội. Đến cuối năm 1980, Ban Chấp hành nhận thấy không thể tiếp tục nhận sự đóng góp nầy để chi phí cho việc thuê mướn Hội Quán và cho các sinh hoạt, mà cần phải có thêm một nguồn tài chánh dồi dào hơn, nên đã chú ý vào nguồn tài trợ của chánh quyền các cấp tại Manitoba. Với sự giúp đở và vận động của Cố Vấn Hội là Dr. Leslie Latinecz, Hội đã được cơ quan đại diện Bộ Quốc Vụ Khanh (Secretary Of State) cấp cho một ngân khoản đầu tiên để điều hành, và hứa hẹn sẽ cung cấp thêm cho những hoạt động hữu hiệu và thiết thực, phục vụ cho cộng đồng người Việt tại Manitoba, để ổn định và thích ứng vào xã hội Canada.
HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH QUẢ:
Kể từ ngày 05 ttháng 9 năm 1979, ngày chính thức gia nhập vào cộng đồng Canada, Hội Người Việt Tự Do Manitoba đã không ngần ngại là đại diện cho một cộng đồng trẻ trung trong xã hội mới, tích cực hoạt động trên mọi lảnh vực, hầu giới thiệu cộng đồng tỵ nạn với cộng đồng Canada, qua các sinh hoạt công cộng về các mặt văn hóa, giáo dục, xã hội, và nhất là về truyền thông. Kể từ năm 1980 Hội đã có được chương trình phát thanh hằng tuần trên đài phát thanh CKJS trên làn sóng trung bình 810, một chương trình truyền hình hàng tuần trên đai truyền hình VPW băng tần số 13 ( hiện nay là 11), để thông báo đến đồng bào tỵ nạn những tin tức liên quan đến hiện tại, và những tin tức có liên quan đến gia đinh thân nhân còn ở lại Việt Nam.
Song song với công tác truyền thông, ban văn nghệ và ban vũ của Hội đã nhiều lần tham gia trình diển chung với các cộng đồng sắc tộc khác, trong các dịp lễ của Canada, trong mục đích giới thiệu văn hóa Việt Nam với cộng đồng Canada. Đặc biệt năm 1983, Hội đã gởi ban vũ, do lời mời của Folk Art Council, đi trình diển tại thành phố Vancouver thuộc tỉnh British Columbia.
Trong những ngày lễ Việt nhưTrung Thu, Giáng Sinh và ngày Tết Nguyên Đán, Hội đều có tổ chức chương trình văn nghệ liên quan đặc biệt. Đồng bào tại tinh Manitoba đã nhiệt liệt ủng hộ, có nhiều chương trình đã được hàng ngàn khán giả tham dự.

Văn nghệ Mừng Xuân Quý Dậu 1993
Sống ở xứ người, trở ngại quan trọng nhứt là ngôn ngữ.Trong chiều hướng giúp người Việt tỵ nạn thích ứng vào xã hội mới, Hội Người Việt Tự Do Manitoba đã được Phân Khu Gìáo Dục số 1 Winnipeg (Winnipeg School Board Division Number 1) tài trợ, mở một lớp dạy Anh Ngữ cho những người lớn tuổi, và cho cho anh chị em thanh niên không có cơ hội thuận tiện đến trường.
Lớp học Anh Ngữ nầy hoạt động tại trụ sở Hội từ năm 1979 cho đến năm 1997. Người nữ giáo sư Anh Ngữ đầu tiên là bà Denaka Zena, đã được sự mến mộ của toàn thể học viên. Đã có hon 500 người Việt tị nạn cộng sản, nhờ sự huấn luyện tận tụy của bà Zyna, đã hiểu và nói được tiếng Anh, mà trước đó họ không hề biết.

Sargent Avenue đổi thành NGUYỄN HUỆ Avenue ( 1981)
Cũng trong chiều hướng giúp đở, đùm bọc lẫn nhau, rất nhiều anh chị em thiện nguyện, dùng thời giờ rãnh rổi của mình, đến Hội giúp đở đồng bào khi cần trong mọi vấn đề như thông dịch, hướng dẩn đến các co quan chính phủ về các vấn đề liên quan đến luật pháp, bệnh viện, trường học, tìm việc làm, xin trợ cấp xã hội, và cả khai thuế lợi tức miễn phi mỗi đầu năm dương lịch.
Đối với các cơ quan chính phủ các cấp, có liên hệ đến người Việt tị nạn và di trú dân, Hội đã cương quyết tranh đấu đến thắng lợi cho quyền lợi thiết thực của mọi người, từ việc được quyền học Anh ngữ khi mới đến Canada từ 4 tháng tăng lên 6 tháng;
Tại mỗi trường học có học sinh Việt Nam đều có một trợ giáo người Việt để giúp đở học sinh còn bở ngở trong thời gian đầu, và kể từ năm 1980, Việt Ngữ là 1 tín chỉ tốt nghiệp Trung Học;
Kể từ năm 1982, mỗi niên học, các Bác sĩ đã tốt nghiệp trước đây tại Việt Nam và thi đậu bằng tương đương tại Canada, được ghi danh vào chương trình nội trú y khoa (Medical intership program), thực tập trong vòng 1 năm để hành nghề Bác Sĩ y khoa (tòan khoa - general pratice) tại Canada.;
Tại Phân Khu giáo Dục, có một nhân viên người Việt, với nhiệm vụ liên lạc (liason person) giữa trường học, cộng đồng và gia đinh học sinh, hầu tìm cách giải quyết những khó khăn, trở ngại mà học sinh gặp phải, không những tại truờng học mà còn tại các gia đình các em nữa.;
Đến cả những vật dụng nhu yếu mà chính phủ đã cung cấp cho những người tị nạn thuộc diện chính phủ bảo trợ, phải được đầy đủ và phù hợp với đời sống của người Việt Nam.
Đến năm 1982, người Việt tại thành phố Winnipeg đã lên hơn 5,000 , con em của các gia đinh nguời Việt tăng, nhu cầu dạy tiếng Việt trở nên cần thiết. Dù không được trợ cấp hoặc rất ít của chính phủ so với nhu cầu, Hội đã cố gắng mở lớp dạy đọc, viết, lịch sử và luân lý Việt Nam cho các em vào mỗi cuối tuần.

Lớp học Việt Ngữ
Tất cả thầy cô đến dạy với lòngt thiết tha và tự nguyện, dù thời gian rãnh rổi rất hạn chế. Lớp Việt Ngữ từ chỉ có một lớp, hiện nay (1989) đã trở thành Truờng Việt Ngữ Lạc Long, với hơn 90 em học sinh tham dự.Truờng có 4 lớp do 4 thầy cô giáo chuyên nghiệp Sư Phạm tận tâm, với tâm nguyện bảo tồn văn hóa Việt bằng cách dạy cho các em biết đọc, biết viết chữ Việt, và các bài học về lịch sử, phong tục, tập quán, luân lý đạo đức của người Việt Nam, dù hằng ngày phải sống và va chạm với văn hóa Ấu Tây.
Những dịch vụ giúp đở đồng bào chỉ được thực hiện vào những ngày cuối tuần, trong những năm đầu tiên sau thời gian thành lập Hội, nhưng kể từ năm 1985, Hội đã có những nhân viên làm việc liên tục 7 ngày trong tuần để giúp đở đồng bào, bất cứ lúc nào, với bất cứ khó khăn gì mà đồng bào cần đến Hội.

Lớp học Anh Ngữ
Hàng năm, Hội đều gây phong trào thể thao giải trí cho thanh thiếu niên : Mùa hè, tổ chức các đội bóng chuyền, bóng tròn, tham dự tranh giải với các đội của cộng đồng bạn; Tổ chức các buổi Picnic; Mùa đông tranh giải bóng bàn, cờ tướng, v.v…
Chính những hoạt động nầy đã gây nên thanh thế và uy tín tốt cho cộng đồng Việt Nam tại Manitoba, hòa điệu với chủ trương lành mạnh hóa xã hội của chánh quyền tỉnh Manitoba.
Để tạo thêm uy tín cho cộng đồng Việt Nam, Hội Người Việt Tự Do Manitoba đã liên tục chứng tỏ với cộng đồng Canada, rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn minh, hiếu hòa và siêng năng, qua những hoạt động văn hóa, giáo dục, hướng dẩn đồng bào tị nạn, qua các buổi hôị thảo về mọi vấn đề,như thích ứng vào xã hội Canada, có nền văn hóa khác biệt với Việt Nam, làm sao tìm đuợc một việc làm thích hợp với khả năng, làm cách nào dể tránh bị kỳ thị, làm thế nào để tiến thân, bảo đảm tương lai cho bản thân, cho gia đinh và con cháu;
Bằng những biện pháp mềm dẽo, khuyên nhủ, khuyến khích thanh thiếu niên tránh phạm pháp, gây tai tiếng cho cộng đồng.
Nhờ vậy mà Hội Người Việt Tự Do Manitoba được chánh quyền đánh gíá là một trong 6 hội đoàn hoạt động mạnh và hữu hiệu nhất trong cộng đồng Canada tại đây.
Tại Manitoba, Hội NVTD Manitoba là một thành viên quan trọng của các tổ chức : Hội đồng văn hóa đa diện (Manitoba Intercultural council), Manitoba Multicultural Resource Center, Winnipeg FolkArt Council, Manitoba Race Relation, Manitoba Human right Council.

Tuyển thủ của đội banh Hội Nguời Việt Tự Do Manitoba
Về sinh hoạt cộng đồng người Việt toàn Canada:
Hội Người Việt Tự Do Manitoba là thành viên của Liên Hội Người Việt Canada, đã tổ chức 2 hội thảo toàn quốc, với sự tham dự của toàn thể19 Hội Đoàn thành viên của Liên Hội Người Việt Canada :
1)Hội thảo về đề tài “Phát Triển Cộng Đồng” ngày 20 tháng 6 năm 1985 tại hội trường của Viện Đại Học Winnipeg.
2) Hội thảo về đề tài “Phát Triển Thiện Nguyện Viên” vào tháng 6 năm 1990 tại hội Trường của Trung Tâm Văn Hóa Việt, trong Chung Cư Sài Gòn (SaiGon centre).

Hội thảo toàn quốc
Trong 2 cuộc hội thảo nầy, ngoài sự hiện diện của các thân hào nhân sĩ địa phương và các đại diện của toàn thể Cộng Đồng Người Việt toàn Canada, còn có sự tham dự của các cộng đồng sắc tộc bạn và đại diện các co quan chính quyền các cấp tại Winnipeg.
Trong chiều hướng đưa văn hóa Việt Nam vào cộng đồng Canada, để các chủng tộc khác hiểu rõ hơn về tính đặc thù của nền văn hóa và con người Việt Nam, vào đầu tháng 8 năm 1992, Hội Người Việt Tự Do Manitoba tham gia vào Tuần Lễ Văn Hóa Truyền Thống, được tổ chức hằng năm (kể từ 1967) tại Winnipeg, với sự tham dự của hon 43 cộng đồng sắc tộc. Ngày lễ nầy có tên là Folklorama Festival. Trong vòng 1 tuần lễ mỗi cộng đồng trình bày văn hóa riêng của dân tộc mình, tại một địa điểm riêng biệt trong thành phố Winnipeg có tên là “Pavilion” ( vào mỗi đầtháng 8 hằng năm).

SAIGON Pavilion (1994)
Hội Người Việt Tự Do Manitoba thực hiện SaiGon Pavilion liên tục trong 3 năm. Năm đầu tiên 1992, SaiGon Pavilion đuợc tổ chức tạiTrung Tâm Văn Hóa Việt (cũng là trụ sở của Hội Người Việt Tự Do Manitoba).
Vào năm 1993, vì hội trường của Trung Tâm Văn Hóa Việt quá nhỏ (chỉ có thể sắp xếp 200 chổ ngồi), không đủ nhu cầu tiếp nhận khách thưởng ngoạn quá đông (mỗi lần trinh diển có từ 500 đến 800 khán giả, mỗi đêm có 4 lần trình diển), nên Hội đã phải thuê hội trường Duckworth Centre của trường đại học Winnipeg để tổ chức SaiGon Pavilion trong 2 năm 1993 và 1994.
SaiGon Pavilion đã được thực hiện bởi sự đóng góp của những tài năng địa phương, với những em học sinh, sinh viên tại thành phố với những màn ca, vũ, nhạc thuần túy Việt Nam, và có một phòng chưng bày các tác phẩm nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, cộng với những món ăn đậm đà hương vị Việt Nam do các nhà hàng Việt Nam trong thành phố Winnipeg đảm trách, làm cho khách thưởng ngoạn, đến từ khắp nơi trên thế giới, khen thưởng không ngừng.
SaiGon Pavilion đã làm cho tất cả nguời Việt tại Manitoba hãnh diện về nguồn cội của mình. SaiGon Pavilion tuy do một cộng đồng Việt Nam trẻ trung thực hiện, nhưng sự thành công về nghệ thuật, về tổ chức, không thua kém bất cứ một Pavilion nào của các cộng đồng sắc tộc khác trong tỉnh Manitoba. Sự thành công của SaiGon Pavilion càng làm cho uy tín của cộng đồng Việt Nam ngày càng lên cao.
Tuy nhiên vì chi phí thực hiện quá cao so với khả năng tài chánh của Hội, nên kể từ 1995, SaiGon Pavilion phải tạm ngưng tổ chức. Với hy vọng sẽ đuợc sự đóng góp và tiếp tay bởi Liên Hội Người việt Canada, cùng với các tổ chức và cá nhân khác trong toàn Canada, mới có thể tái thực hiện lại.
Folklorama Festival tại Winnipeg là một cơ hội tốt để người Việt chúng ta chứng tỏ cho toàn thế giới biết rõ hơn về nền Văn Hiến hơn 4000 năm của dòng giống Tiên Rồng.
Về sinh hoạt chính trị:
Để chốngt lại những hoạt động tuyên truyền của Việt cộng, Hội Người Việt Tự Do Manitoba đã nhiều lần biểu dương tinh thần chống cộng qua các cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Hận 30 tháng 4, những đêm không ngủ với văn nghệ chiến đấu. Qua chương trình truyền thanh, truyền hình, tạp chí Gươm Thiêng cơ hữu của Hội, Hội luôn luôn nhắc nhở đồng bào rằng Chính Việt cộng và đảng cộng sản của chúng là nguồn gốc làm cho chúng ta tan nhà mất của, thân nhân chia lìa. Người Việt tị nạn phải có bổn phận làm bất cứ điều gì trong khả năng để giúp đồng bào quốc nội, đập tan chế độ cộng sản tàn bạo, xây dựng lại tự do dân chủ cho quê hương, dân tộc.

Chuẩn bị thượng kỳ tại kỳ đài của thành phố winnipeg

Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên kỳ đài của City Hall tại Winnipeg
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, kể từ Tết Tân Dậu 1981 đến nay, do thỉnh cầu của Hội, Tòa đô Chánh thành phố Winnipeg đều treo Quốc Kỳ Việt Nam Tự Do (nền vàng với ba sọc đỏ) song song với Quốc Kỳ Canada, phất phới bay trên kỳ đài của thành phố, và các ngày Tết từ mùng 1 đến mùng 3 đều đuợc công bố là “ NGÀY VIỆT NAM” qua bảng công bố của Thị Trưởng (Mayor’s Proclamation), và trong những 3 ngày đó, nhiểu đường trong thành phố Winnipeg lần lượt mang tên Nguyễn Huệ, SàiGòn, Kháng Chiến, Phục Quốc, Tự Do, Hùng Vương.. Những hiện tượng nầy chứng tỏ vị trí của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Manitoba, đã ăn sâu vào tri thức của người dân Canada thay vì hình tượng gớm ghiết của lá cờ máu và chế độ cộng sản của bọn giặc Hồ.

Dr. Latinezc cố vấn và những đại diện Ban Chấp Hành dự khán lễ ký Bảng Công Bố Ngày Việt Nam của ông Bil Norrie, Thị Trưởng.
Theo sự hiểu biết của Hội, Hội Người Việt Tự Do Manitoba là Hội Đoàn Tị Nạn cộng sản đầu tiên đã phất cao ngọn cờ Việt Nam Tự do trên kỳ đài của một Thành Phố ngoài lãnh thổ Việt Nam sau 30 tháng tư năm 1975.
Tất cả những sinh hoạt trên của Hội Người Việt Tự Do Manitoba, được sự hợp tác chân thành và chặc chẽ giữa Ban Chấp Hành Hội và Đồng Bào nhiệt tình trong Cộng Đồng, đặc biệt nhất là những Hội Viên Thường Trực trong giới Thanh Thiếu Niên, Học Sinh, Sinh Viên tại thành phố Winnipeg.
Một Ban Chấp Hành từ 10 đến 15 Thành Viên đã lèo lái sinh hoạt của Hội, từ một trụ sở nhỏ bé chật hẹp thuê muớn tại 657 Ellice Avenue, rồi 366 Qu’appelle Avenue, 344 Cumberland Avenue, 528 Sargent Avenue, và cuối cùng là Trung Tâm Văn Hóa Việt tại 458 Balmoral Street, Winnipeg.
Đây là một địa điểm mà chúng ta có thể gọi là “LÀNG VIỆT NAM”, một chung cư 6 tầng lầu, chia làm 2 phần:
-Từ tầng 2 trở lên là 52 đơn vị nhà ở của 52 gia đinh Việt Nam cư ngụ
-Tầng trệt là Trung Tâm Văn Hóa Việt, trụ sở của Hội gồm một văn phòng làm việc, kích thước 4x8 mét, và một phòng sinh hoạt Cộng Đồng 12x50 mét có đầy đủ phòng vệ sinh, nhà bếp và hệ thống điều hòa nhiệt độ (air conditioning ).
Trụ sở nầy do Hội Người Việt Tự do Manitoba trình xin từ năm 1986, với sự tranh đấu không ngừng từng giờ, từng ngày và đã đuợc Quốc Hội Manitoba ( Legislative Assembly) phê chuẩn vào cuối năm 1987 với sự tài trợ của 3 cấp chánh quyền Liên Bang, Tỉnh và Thành Phố, với ngân khoảng gần 5 triệu Gia Kim.

Trụ sở Trung Tâm Văn Hóa Việt và Hội Người Việt Tự Do Manitoba.
Lễ khánh thành SaiGon Centre được tổ chức vào ngày 6 tháng 5 năm 1989, sau khi đã có đầy dủ 52 gia đinh Việt Nam cư ngụ.
Đây là một dự án đặc biệt và đầu tiên trong lịch sữ gia cư Canada, và đây cũng là niềm hảnh diện, vì mặc dù chúng ta là một Cộng Đồng trẻ nhất, và vì một câu nói với chánh quyền: “ Help Us to help Ourself “ ( Hảy giúp chúng tôi để chúng tôi tự giúp lấy mình) đã thực hiện được một sáng kiến mà chua có Cộng Đồng nào thực hiện truớc đây.


Công viên SaiGon
Bên cạnh SaiGon Centre, một công viên mang tên “ Công Viên SaiGon – SaiGon Park “ bằng Việt và Anh Ngữ, đã được khánh thành ngày 19 tháng 10 năm 1991, cũng do Hội Nguời Việt Tự Do Manitoba trình xin. Công Viên Sài Gòn tọa lạc trên đuờng Ellice Avenue, mà bên kia đường là Viện Đại Học Winnipeg.
Sau 17 năm kể từ ngày thành lập 05 táng 9 năm 1979 đến cuối năm 1996, Ban Chấp Hành Hội đã thay đổi qua 8 nhiệm kỳ, đã cùng với Hội Viên và Đồng Bào trong Cộng Đồng, đạt được những thành quả, mà truớc đây 17 năm, chỉ là những ước mơ.
Từ một Hội Đoàn trẻ trung, thiếu mọi khả năng, đã trở thành một tổ chức qui mô, có uy tín và được nhiều cảm tình từ trong nội bộ Cộng Đồng lẫn ngoài Cộng Đồng Việt Nam, đuợc xếp vào danh sách 6 Hội Đoàn sắc tộc vững mạnh nhứt trong toàn Cộng Đồng Canada tại địa phương.
Về nội bộ Cộng Đồng, Hội đã khuyến khích và cổ động đồng bào trong tinh thần hội nhập, và thăng tiến mạnh trong xã hội mới.Tính đến cuối năm 1996, nhân số cộng đồng người Việt tại tỉnh Manitoba vào khoảng 12 ngàn người, đã có đời sống ổn định và phát triển khả quan trên mọi lãnh vực giáo dục, xã hội và kinh tế, với tinh thần tương thân tương ái, bênh vực lẫn nhau, đoàn kết dưới ngọn cờ của Người Việt Tự Do, nền vàng với 3 sọc đỏ, làm tròn bổn phận của người công dân đối với Canada và Tổ Quốc Việt Nam.
Tóm lại, tạo được thành tích đó không những chỉ là những cố gắng vuợt bực của những thành viên Ban Chấp Hành, mà còn là công lao của của tất cả Hội Viên nhiệt tình, của những đồng bào biết trách nhiệm và danh dự Cộng Đồng.
Hội cùng với đồng bào đã tạo được một thế đứng vững chắc,đầy hãnh diện trong đại Cộng Đồng Canada. Những điều đó, đã tạo nên NIỀM TỰ HÀO cho hầu hết chúng ta, những người Việt Nam tị nạn cộng sản, đang sống xa quê hương , xa Tổ Quốc.
Bình Đức
Xuân Đinh sửu-1997
|