HỘI ĐOÀN NGƯỜI VIỆT TRONG VÙNG:
Ashburn, Virginia, United States
Hội Đòan Của TôiDanh SáchGhi Danh
   English
TIN TỨCSÁNG TÁCBLOGSPHIM ẢNHTHƯ VIỆNDIỄN ĐÀNLIÊN KẾTQUẢNG CÁO
 

TIN TỨC - DANH MỤC: THỜI SỰ (3799) CHUYÊN ĐỀ (2252) TIN NÓNG (14) CỘNG ĐỒNG KHẮP NƠI (172)
TIN TỨC:
  
GIÓI THIỆU SÁCH QUÍ VÊ NGƯỜI TỴ NẠN
MƯU ĐỒ THỰC SỰ ẨN SAU “KẾ HOẠCH HÒA BÌNH” CỦA BẮC KINH

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Trái) làm cử chỉ khi nói chuyện với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand, Uzbekistan, vào ngày 16/09/2022. (Ảnh: Sergei Bobylev, Sputnik, Kremlin Pool Photo qua AP)

Kevin Andrews - Hãy xem xét cuộc xung đột đẫm máu nhất của thế kỷ 20, Đại chiến Thế giới lần thứ nhất (hay Đệ nhất Thế chiến).

Cuộc xung đột này đã xảy ra khi thế bế tắc được duy trì trong nhiều năm cho đến khi Tướng Úc John Monash tạo ra một bước đột phá trong các trận đánh tại Villers-Bretenneux và Le Hamel. Trong nhiều năm, các hàng tiền tuyến hầu như không dịch chuyển quá vài trăm mét.

Nếu thực sự để ý đến cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay, thì sự thật hiển nhiên này là điều mà chúng ta đáng phải suy ngẫm.

Nói đơn giản thì, nếu mục đích của chiến tranh là đánh bại một kẻ thù hoặc giành được đủ lợi thế để yêu cầu hòa bình, thì triển vọng hòa bình ở Ukraine là hạn chế.

Sau khi khởi xướng một cuộc xâm lược mà Tổng thống Vladimir Putin nghĩ là sẽ thành công trong vài ngày, thì ông đã bị sa lầy trong một cuộc chiến mà ông dường như không thể giành chiến thắng. Chừng nào các quốc gia khác vẫn còn tiếp tục trợ giúp cho địch thủ của ông, thì chừng đó ông chưa thể thành công. Ông Putin có thể chấm dứt cuộc chiến mà ông đã khởi xướng bằng cách rút quân khỏi Ukraine, thế nhưng ông đã đầu tư rất nhiều vào cuộc xung đột này; [vậy nên] hành động này dường như là điều không thể.

Các hành khách và quân nhân đang chờ đợi trên sân ga xe lửa Lviv ở phía tây Ukraine hôm 18/02/2023. (Ảnh: The Canadian Press/Laura Osman)

Đối mặt với một mối đe dọa hiện hữu, Ukraine không thể dễ dàng chấp thuận một giải pháp hòa bình trừ khi Nga hoàn toàn rút quân khỏi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Tương tự như những gì đã xảy ra trong quá khứ, việc cho phép người Nga ở lại Crimea sẽ thúc đẩy họ lại tiến hành cuộc chiến này trong tương lai.

Những nhận định này có liên quan trực tiếp đến tài liệu “kế hoạch hòa bình” 12 điểm thể hiện lập trường của đảng cộng sản Tàu (ĐCST).

Tài liệu này đầy những tuyên bố chính sách ngoại giao vẫn thường gặp của ĐCST về việc “từ bỏ tâm lý Chiến Tranh Lạnh” “chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương.”

Thế nhưng ngay ở điểm đầu tiên, chúng ta đã thấy mức độ nông cạn của tài liệu này, đó là “tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia.”