HỘI ĐOÀN NGƯỜI VIỆT TRONG VÙNG:
Ashburn, Virginia, United States
Hội Đòan Của TôiDanh SáchGhi Danh
   English
TIN TỨCSÁNG TÁCBLOGSPHIM ẢNHTHƯ VIỆNDIỄN ĐÀNLIÊN KẾTQUẢNG CÁO
 

TIN TỨC - DANH MỤC: THỜI SỰ (4807)CHUYÊN ĐỀ (2575)TIN NÓNG (11)
CỘNG ĐỒNG KHẮP NƠI (296)THÔNG BÁO (6)THƯ MỜI (2)THỈNH NGUYỆN THƯSINH HOẠT ĐẶC BIỆT (11)
PHÓNG SỰ (28)NGƯỜI VIỆT TRONG NƯỚC (17)VINH DANH (5)PHÂN ƯU (8)
NGƯỜI VIỆT HN (49)
TIN TỨC: ->CỘNG ĐỒNG KHẮP NƠI->NGƯỜI VIỆT HN Đăng bài mới
  
GIÓI THIỆU SÁCH QUÍ VÊ NGƯỜI TỴ NẠN
VÌ SAO TÔI KHÔNG VỀ VIỆT NAM SỐNG

 

Nguyễn Tuấn - Thỉnh thoảng, một số bạn của tôi ở Việt Nam (và cả ở nước ngoài) hỏi rằng mai kia mốt nọ khi nghỉ hưu tôi có về Việt Nam sống không. Tôi có khi cũng nghĩ đến câu hỏi này, và lần nào thì câu trả lời đều là KHÔNG. Có lẽ cuộc sống ở đây khổ cực, nhưng tôi đã quen với cực khổ rồi, và đã nhận đây là quê hương thứ hai rồi.

Có lẽ các bạn ngạc nhiên hỏi: Ủa, cuộc sống ở Úc cực khổ à? Thì, tôi nói như vậy là theo một nhận xét của một anh ca sĩ đình đám trong nước thôi. Anh ấy từng đi nước ngoài như đi chợ, và có dịp quan sát nhiều nên có thể so sánh. Anh ấy nói rằng cuộc sống ở Việt Nam 'sướng hơn nước ngoài nhiều'.

Sướng như thế nào? Anh ấy nhận xét rằng ở Việt Nam ngày nay cái gì cũng có, muốn gì cũng có, kể cả mướn tài xế riêng và mướn người giúp việc. Anh ấy đi nhiều nơi và có dịp so sánh, và đi đến nhận định rằng ở Việt Nam cái gì cũng nổi trội: bar hay club thì đẹp, máy bay thì bự, điện thoại thì toàn thứ xịn, mĩ phẩm thì toàn hạng nhứt, v.v. (Mấy cái này thì Úc tôi đúng là kém hơn Việt Nam thiệt.)

Những nhận xét trên của anh ca sĩ cũng được độc giả trong nước đồng tình. Có độc giả viết rằng ai chưa đi nước ngoài thì mong ước được đi, nhưng đi rồi thì mới thấy Việt Nam mình là sướng nhứt. Sướng như thế nào? Theo độc giả này, sướng là "Ở Việt Nam muốn ăn gì cũng có, bước chân ra khỏi nhà là có đồ để ăn, lai còn ăn ngon. Ra nước ngoài đi kiếm đồ ăn phải chay xe vòng vòng rồi gửi xe này nọ rất là rắc rối."

Phải nói rằng đọc những dòng trên tôi mới biết rằng mình đã quá khổ đau trong 40 năm qua. Mình khổ mà mình không hề biết! Thiệt là tội nghiệp vậy.

Vậy mà tôi không về Việt Nam sống?

Nhiều khi tôi tự phân tích câu hỏi trên, và đi đến nhận xét rằng mình sống đâu phải vì vật chất. Tôi không có nhu cầu đi máy bay bự, vào club đẹp, xài điện thoại mắc tiền, xức nước bông ngàn đô. Không có những nhu cầu đó. Nhưng tôi muốn sống trong một môi trường thân thiện và xanh tươi, và trong một xã hội mà:

• người với người tin tưởng nhau, không đòi phải có con mộc đỏ hay gì đó;

• người với người thương yêu và giúp đỡ nhau mà không hề hỏi vì động cơ gì;

• không ai phải mệt mỏi với 'ghen ăn tức ở';

• bình đẳng, không ai phải 'cạnh tranh' với 5C (con cháu các cụ cả);

• không ai phải bị đày đoạ vì khác chánh kiến;

• không ai phải đi tù 23 năm 6 tháng vì câu nói 'ngu như bò';

• không ai phải mua chức bán quyền;

• công chức nhà nước là đầy tớ thực sự cho dân;

• người trí thức có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, chứ không xu phụ nhà cầm quyền;

• chánh phủ và cảnh sát biết sợ dân;

• luật pháp vừa nhân đạo vừa nghiêm minh;

• không phải bị tra tấn tinh thần bằng những khẩu hiệu nhồi sọ;

• vân vân.

Và, tôi chợt nhận ra một trong những điều trên qua vụ việc liên quan đến ông cụ Danny Lim và mới đây là vụ Chánh phủ tiểu bang New South Wales phải hoàn trả hơn 10 triệu đôla cho những người bị cảnh sát phạt trong thời gian phong toả vì dịch covid.

Trong thời gian phong toả, cảnh sát NSW đã phạt hơn 62000 người. Một số bị phạt đến 3000 đôla chỉ vì đứng xếp hàng cách nhau dưới 1.5 m! Ngay lúc đó, đã có người phê phán cảnh sát là mất nhân tánh. Một số luật sư doạ rằng họ sẽ kiện chánh phủ ra toà.

Quả thật, đã có một nhóm luật sư kiện chánh phủ NSW ra toà, vì họ lí giải rằng chủ trương đó là vi hiến hay vi phạm luật pháp gì đó. Và, họ đã đúng. Hôm qua, chánh phủ NSW thú nhận rằng họ đã sai, và toà án ra lệnh chánh phủ phải trả lại tiền cho hơn 33,000 người bị phạt. Số tiền phải hoàn trả lên đến hơn 10 triệu AUD.

Các luật sư cho biết số còn lại (khoảng 32000 người bị phạt) thì còn trong vòng tranh cãi. Hiện nay, những người này vẫn phải trả tiền phạt, nhưng nếu toà án phán việc phạt là bất hợp pháp thì chánh phủ cũng phải hoàn trả tiền cho họ.

Tôi nghĩ trong tương lai, chánh phủ sẽ còn phải ra toà về chủ trương ép buộc tiêm vaccine.

Chúc mừng

các bạn tôi đã bị phạt trong thời gian lockdown và được hoàn tiền! Cám ơn các luật sư đã đem lại lẽ phải cho nạn nhân bị phạt.

Phải nói là qua vài sự việc trên tôi nhận ra rằng sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật và dân chủ (như Úc này) thiệt là một ‘privilege’. Giá trị của một xã hội không phải phản ảnh qua vật chất mà xã hội đó chỉ lệ thuộc vào nước ngoài (như máy bay bự, siêu xe, quán bar đẹp, điện thoại mắc tiền, nước bông ngàn đô), mà là qua chất lượng sống và con người cư xử với nhau trong tình thân.

Hình: "Only a life lived for others is a life worthwhile" (có thể hiểu là: Sống để phụng sự người khác là một cuộc sống đáng sống).

Nguồn: Fb Nguyễn Tuấn

Posted: 19/12/2022 #views: 1844
 Để lại lời bình:
Tác gỉa:
Email:
Lời bình:
 

Lời bình:

1
  VÌ SAO TÔI KHÔNG VỀ VIỆT NAM SỐNG - 12/19/2022

Nguyễn Tuấn - Thỉnh thoảng, một số bạn của tôi ở Việt Nam (và cả ở nước ngoài) hỏi rằng mai kia mốt nọ khi nghỉ hưu tôi có về Việt Nam sống không. Tôi có khi cũng nghĩ đến câu hỏi này, và lần nào thì câu trả lời đều là KHÔNG

Đọc thêm…
  Helen Trần, phụ nữ gốc Việt đầu tiên được bầu làm thị trưởng ở Mỹ - 11/13/2022

Theo kết quả sơ khởi của Văn Phòng Bầu Cử San Bernardino County, tính đến ngày 11 Tháng Mười Một, bà Helen Trần,

Đọc thêm…
  VỀ THÀNH PHẦN THỨ BA Ở HẢI NGOẠI - 10/31/2022

Nguyễn Tiến Cường - Trong cuộc chiến Quốc-Cộng dài 21 năm ở Việt Nam, có sự hiện diện của một thành phần chính trị ngoài quốc gia và cộng sản được gọi là thành phần thứ ba.

Đọc thêm…
  CHỐNG VĂN HOÁ VẬN CỘNG SẢN - 07/31/2022

Vi Anh - Chống CS xâm nhập cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại mà để trống mặt trận chống văn hoá vận của Cộng Sản là một khiếm khuyết lớn.

Đọc thêm…
  Tướng Mỹ gốc Việt tuyên thệ nhậm chức nghị viên bang Texas-CHÚC MỪNG TÂN NGHỊ VIÊN LONG PHẠM. - 07/22/2022

Tướng Mỹ gốc Việt tuyên thệ nhậm chức nghị viên bang Texas-CHÚC MỪNG TÂN NGHỊ VIÊN LONG PHẠM.

Đọc thêm…
  TUẦN HÀNH TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM Ở MỸ VÌ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TÔN GIÁO - 06/29/2022

VOA - Hôm 28/6 các nhà vận động cho tù nhân lương tâm tôn giáo Việt Nam đã tổ chức buổi tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để yêu cầu trả tự do cho các tù nhân tôn giáo đang bị giam cầm tại quốc gia độc đảng.

Đọc thêm…
  Bác sĩ Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại CHLB Đức - 06/13/2022

Sau ngày 30.04, giới bác sĩ Việt Nam không thể sống dưới chế độ cộng sản đã xin tỵ nạn khắp thế giới. Có người sang tận Do Thái. Có người sang tuốt Nam Mỹ. Nhưng đa số xin tỵ nạn ở Hoa Kỳ, Pháp và Canada. Hoa Kỳ vốn đã từng can thiệp vào việc đào tạo bác sĩ Việt Nam dưới

Đọc thêm…
  THÊM MỘT GIA ĐÌNH TỴ NẠN TỪ THÁI LAN ĐẾN ĐƯỢC BẾN BỜ TỰ DO - 06/07/2022

Y Nguyên - Theo tin từ ông Vũ Phạm Yên, một người theo dõi chuyện vận động định cư cho những người tỵ nạn bị kẹt lại ở Thái Lan, thì sau hơn ba thập niên sống tạm dung ở Thái Lan, gia đình một người tỵ nạn là  ông Trần Ngọc Thức gồm năm thành viên,...

Đọc thêm…
  ĐẠI HỘI HẬU DUỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA TẠI THÀNH PHỐ ARLINGTON, TEXAS THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP - 06/04/2022

tredeponline - Arlington- Trong tinh thần đoàn kết quốc gia và gầy dựng các thế hệ nối tiếp, Đại hội Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa tổ chúc tại Nhà hàng Thanh Thanh, thành phố Arlington, Texas đã thành công rất tốt đẹp với khoảng trên 500 người tham dự.

Đọc thêm…
  NHIỀU NGƯỜI TỴ NẠN VIỆT NAM TẠI THÁI LAN VÀ CAMPUCHIA ĐỐI MẶT NGUY CƠ BỊ TRỤC XUẤT - 05/16/2022

TN (Người Việt) - Trong bản tường trình về di dân đang trốn chạy đàn áp tôn giáo ở nhiều nước trên thế giới, hầu hết ở Á Châu, Phi châu và Trung Đông, Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) nói rằng khoảng 1,500 người tị nạn từ Việt Nam đang tạm trú ở Thái Lan có nguy cơ bị trục xuất.

Đọc thêm…

Xếp Theo Loại:

Xếp theo thời gian:

Webmaster: copywright @ 2015 viettorg.com

Online: 43Reserved: 14 Saudi Arabia: 16 United Kingdom: 6 United States: 7 
vietorg.comTrương MụcHội ĐòanQuảng CáoĐiều Lệ
Vài Nét VềGhi Danh Lệ phíXử dụng Vietorg.com
Liên Lạc