HỘI ĐOÀN NGƯỜI VIỆT TRONG VÙNG:
Ashburn, Virginia, United States
Hội Đòan Của TôiDanh SáchGhi Danh
   English
TIN TỨCSÁNG TÁCBLOGSPHIM ẢNHTHƯ VIỆNDIỄN ĐÀNLIÊN KẾTQUẢNG CÁO
 

TIN TỨC - DANH MỤC: THỜI SỰ (4214)TIN NÓNG (17)CỘNG ĐỒNG KHẮP NƠI (190)
CHUYÊN ĐỀ (2811)LUẬT PHÁP (89)THỂ THAO (15)KHOA HỌC & KỸ THUẬT (106)KINH TẾ (284)
Y TẾ & SỨC KHỎE (194)CHÍNH TRỊ (1045)ÃM NHẠC (2)VĂN NGHỆ & GIẢI TRÍ (11)VĂN HÓA & XÃ HỘI (614)
TÔN GIÁO (68)LỄ HỘI (24)GIÁO DỤC (32)THỰC PHẪM (12)MÔi TRƯỜNG (78)
NHÂN QUYỀN (237)
TIN TỨC: ->CHUYÊN ĐỀ->NHÂN QUYỀN Đăng bài mới
  
GIÓI THIỆU SÁCH QUÍ VÊ NGƯỜI TỴ NẠN
BÁO CÁO LHQ: KHÔNG GIAN CHO TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM “BỊ THU HẸP”

 

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, việc chính phủ Việt cộng tăng cường kiểm soát hoạt động các tổ chức xã hội dân sự đã ngăn cản họ cùng tham gia với Liên Hiệp Quốc (Getty Images)

BBC - Không gian hoạt động cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã bị thu hẹp, dưới sự kiểm soát ngày càng mạnh tay từ chính phủ, theo UN Secretary-General's 2023 report on reprisals (Báo cáo về sự trả đũa năm 2023 do Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc công bố).

Theo báo cáo vừa được công bố vào ngày 19/09, chính phủ Việt cộng đã tăng cường kiểm soát hoạt động các tổ chức xã hội dân sự, ngăn cản họ tham gia vào nỗ lực chung của Liên Hiệp Quốc.

Việc áp đặt các luật pháp mang tính hạn chế cũng đã tác động một cách tiêu cực đến khả năng và tính sẵn sàng của các tổ chức dân sự trong việc tham gia chung này với Liên Hiệp Quốc, theo báo cáo.

Một số đối tác xã hội dân sự lâu năm của Liên Hiệp Quốc, theo báo cáo, đã bị hạn chế trong việc tham gia công khai trong các cơ chế nhân quyền, bao gồm các cuộc báo cáo xem xét do Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban về Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc mang tính thường kỳ, dẫn đến chu kỳ thứ tư xem xét thường kỳ toàn diện về Việt Nam phải diễn ra từ tháng Tư đến tháng 05/2024, vì lý do sợ bị chính quyền trả đũa.

Tên của các tổ chức này cùng chi tiết đồng thời cũng không được Liên Hiệp Quốc công bố với cùng lý do trên.

Báo cáo được Liên Hiệp Quốc thực hiện trong thời gian từ 01/05/2022 đến 30/04/2023, bao gồm từ các nước Afghanistan, Bangladesh, Tàu cộng, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Maldives, Myanmar, Pakistan, Philippines, và Việt Nam.

Bình luận về báo cáo này hôm nay 25/09 với BBC News Tiếng Việt, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói:

"Chính phủ Việt cộng nhúng tay vào việc trấn áp mang tính hệ thống nhằm vào tổ chức dân sự trong nước, và việc Liên Hiệp Quốc cuối cùng đề cập đến vấn đề này là rất đáng hoan nghênh. Đảng Việt cộng đang nhắm đến các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân được xem là nhân tố mà đảng gọi là 'bị diễn biến hòa bình' và huy động tất cả các công cụ và bộ máy chính phủ nhằm vào họ.

Vấn đề là rất nhiều chính phủ như Mỹ, Úc và Liên minh châu Âu (EU) đang bận rộn nhìn theo một chiều hướng khác vì họ xem Hà Nội là một đối tác thương mại quan trọng, và là một nơi phòng hộ ngoài Trung Quốc. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc nên được xem là một lời kêu gọi cộng đồng quốc tế đứng lên và đòi hỏi chính phủ Việt cộng chấm dứt làn sóng đàn áp và tôn trọng quyền của các nhà hoạt động lẫn các tổ chức phi chính phủ làm việc để hỗ trợ người dân Việt Nam."

Chính phủ Việt cộng cho đến nay, chưa đưa ra phản hồi chính thức về báo cáo mới được công bố của Liên Hiệp Quốc.

LUẬT TRỐN THUẾ “PHỨC TẠP VÀ KHÔNG RÕ RÀNG”