HỘI ĐOÀN NGƯỜI VIỆT TRONG VÙNG:
Ashburn, Virginia, United States
Hội Đòan Của TôiDanh SáchGhi Danh
   English
TIN TỨCSÁNG TÁCBLOGSPHIM ẢNHTHƯ VIỆNDIỄN ĐÀNLIÊN KẾTQUẢNG CÁO
 

SÁNG TÁC - DANH MỤC: TÔN GIÁO (4) ẨM THỰC (3) XÃ HỘI (41) LỊCH SỬ (45)
ÂM NHẠC (1) TIẾU LÂM (2) VĂN HỌC NGHỆ THUẬT (123)
SÁNG TÁC:
  
GIÓI THIỆU SÁCH QUÍ VÊ NGƯỜI TỴ NẠN
CỌP CŨNG PHẢI SỢ

 

Khuyết danh - Thời bao cấp, cả nước đều khổ. Tôi cũng trong số đó. Từ miền trung tôi lưu lạc vào Saigon. Xích lô cũng đã từng, bốc vác cũng đã trải... nhưng không cạnh tranh nổi với họ. Thất nghiệp vẫn hoàn thất nghiệp. Ở nhờ nhà người bạn, sĩ diện, nên không cho nó biết hoàn cảnh của mình... sáng vẫn đạp xe đi đến tối mịt mới về. Đi đâu giữa chốn xa lạ này ngoài công viên và những nơi công cộng? Tôi chọn sở thú làm nơi chờ sự mỉm cười của số phận. Với vài ổ bánh mì không và chai nước máy đã chuẩn bị trước. Tôi mua vé vào sở thú với vài đồng còm cỏi còn lại của mình...

Ghế đá là nơi để ngồi mơ tưởng và cũng là nơi ngả lưng khi mệt mỏi. Bấy giờ, tôi sống không có hiện tại và cả tương lai.

Hết ngày này qua ngày nọ, chiếc ghế đá trong sở thú cũng dần thân thiết. Những đồng bạc lẻ của tôi cũng vơi dần.

Rồi ngày định mệnh cũng đến... Một ông trạc tuổi 40 đến ngồi bên cạnh và ngỏ lời:

- Chú em ở đâu mà anh thấy ngồi ở đây ba bốn ngày rồi?

Tôi ấp úng.

- Dạ...

Ông ta giới thiệu:

- Anh là giám đốc sở thú này.

Tôi như thanh minh.

- Dạ. Em có mua vé...

Ông ta giả lả.

- Ồ không, Anh có nói chuyện vé viếc đâu. Là thế này, anh thấy em khôi ngô hiền hậu... nên nói chuyện thôi.

Tôi yên tâm với thái độ đó nhưng vẫn tò mò...

Ông ta hỏi.

- Em đang làm gì?

Tôi đáp gọn lỏn.

- Thất nghiệp.

- Em muốn có việc làm ở đây không? Ông ta hỏi.

Tôi nhìn vào mắt ông ấy dò xét...

Ông ta tiếp:

- Nghe giọng em, anh biết là người miền trung. Anh cũng có gốc gác ngoài đó... nên cảm mến.

- Nhưng công việc ở đây là gì?

Tôi hỏi.

- Nhẹ nhàng thôi....

Ông dừng một chút rồi nói tiếp:

- Số là trước đây, nước cộng hòa Tây Phi có tặng cho sở thú ta một con đười ươi... nhưng do chăm sóc kém và bọn nuôi trực tiếp bớt khẩu phần ăn... nên nó đã chết. Sợ phải trả lời lằng nhằng với cấp trên nên bọn anh giấu nhẹm chuyện này. Hơn nữa... sở thú của một thành phố to thế này mà thiếu... thì còn gì...

Tôi vặn.

- Ý anh thế nào?

- Em giúp đóng vai đười ươi... và sẽ trả lương hậu! Bọn anh còn lưu lại bộ da...

Như người giữa dòng nước dữ vớ được phao, tôi đồng ý mà chẳng cần suy tính thêm gì. Học vài động tác của loài linh trưởng có xuất xứ tận Phi Châu, đêm đó, tôi khoác bộ da thú lên người và ngồi trong cái chuồng bốn bề lưới sắt.

Hôm sau, đúng vào ngày chủ nhật, khách tham quan đến sớm hơn thường nhật. Những đứa bé cùng bố mẹ diện những bộ đồ tươm tất nhất hớn hở vây quanh chuồng của tôi. Chúng phấn khích hét to:

- Con khỉ! À không, con đười ươi đẹp quá!

Ban đầu thì hơi buồn nhưng vốn yêu trẻ con nên tôi đưa tay chào chúng.

- Ôi! Nó biết chào kìa!

Bọn trẻ càng hét tợn!

Không bao lâu sau, chuồng của tôi trở thành trung tâm! Người ta bu kín vòng trong vòng ngoài. Chuối, cà rốt, dưa, cam quýt, mía, cà chua... quăng vào tới tấp! Trong đám âm thanh hỗn độn ấy, tôi nghe câu:

"Một con khỉ thông minh và có hồn."

Tôi vỗ hai tay vào ngực biểu lộ cảm xúc tốt đẹp; nhe hàm răng đầy bựa để cảm kích đám đông; vuốt nhẹ những bàn tay nhỏ bé đưa vào cảm thán... Ngày đầu tiên tôi đóng tốt vai khỉ. Ngày tiếp theo tôi trở thành sao trong sở thú. Ngày tiếp nữa tôi nổi tiếng như cồn. Chuồng cọp và sư tử kế bên vắng như chùa bà Đanh bởi tôi biết làm trò cho bọn con nít và cả lũ lớn xác ngu xuẩn ngoài kia... Ngoài các thứ trái cây, lũ rồ kia ném cả tiền! Hễ giá trị càng cao thì tôi diễn trò càng lạ và càng lạ thì họ ném tiền càng nhiều...

Một lần, thấy một xấp tờ dollars ném vào.... tôi cao hứng nhảy thật cao và xui xẻo cho tôi là rớt qua.... chuồng Cọp!

Xong! Thế là xong! Mọi mơ ước tương lai của tôi xem như tan biến.

Con Cọp giống Siberia to như bò mộng gầm gừ nhe những chiếc nanh gớm ghiếc. Hồn xiêu phách lạc. Tôi cay đắng phận mình... lẽ nào đến đây là hết với tuổi đời mới đôi mươi sao? lẽ nào...Tôi nhặt 2 cục đá xanh nơi ngọn núi giả, thấp lè tè của hắn, với ý định quyết một phen sống mái chứ không thể xuôi tay ! Bên ngoài, đám người la hét như ong vỡ tổ mà tôi không đủ tâm trí để phân biệt là họ đang cổ vũ tôi hay cản trở một vụ ra tay đẫm máu của chúa sơn lâm! Mặc dù trước cái chết, con khỉ tôi trở nên bình tỉnh lạ thường. Nếu trúng một trong 2 cục đá to như trứng ngỗng của tôi thì voi cũng ngất ngư chứ đừng nói gì Cọp!

Con Cọp gầm gừ lùi dần vào hang và tôi nghe thì thầm từ miệng của nó:

- Ê! Thằng Quảng Ngãi! Tao cũng là thằng đóng thế như mi... Tao quê Quảng Nam. Mi mà ném cục đá đó thì... cha mẹ tao ai nuôi?

"Thằng Cọp" nói với đôi mắt ngấn lệ. Tôi bỏ cục đá xuống, vỗ hai tay vào ngực và thong thả leo về chuồng mình trong tiếng reo hò của đám đông.


Khuyết Danh

 

Posted: 17/12/2022 #views: 1848
 Để lại lời bình:
Tác gỉa:
Email:
Lời bình:
 

Lời bình:

1
  CỌP CŨNG PHẢI SỢ - 12/17/2022

Khuyết danh - Thời bao cấp, cả nước đều khổ. Tôi cũng trong số đó. Từ miền trung tôi lưu lạc vào Saigon. Xích lô cũng đã từng, bốc vác cũng đã trải... nhưng không cạnh tranh nổi với họ.

Đọc thêm…
  Một câu chuyện cảm động - 12/15/2022

Vào sáng ngày Thứ Ba, 11 Tháng Chín năm 2001, chúng tôi đã rời khỏi Frankfurt khoảng 5 giờ đồng hồ rồi và đang bay qua Bắc Đại Tây Dương.

Đọc thêm…
  Cô Gái Huế Thời Tiền Chiến - 12/03/2022

Huế đâu chỉ có sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền mà còn có Thôn Vỹ. Thôn này có bóng dáng một cô gái Huế thời tiền chiến: Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989)

Đọc thêm…
  ÔNG BẢY THỢ RÈN - 11/29/2022

Võ Kỳ Điền - Ông Bảy thợ rèn ở gần nhà ngoại tôi trong một khu phố lụp xụp cạnh tỉnh lỵ. Đường vào lò rèn trải đá xanh lồi lõm dơ dáy, nhất là vào mùa mưa. Nhưng mùa nắng con đường nầy cũng vẫn lầy lội vì bên hông nhà ông Bảy có cái giếng nước.

Đọc thêm…
  TRĂM NGHÌN NHÁNH KHỔ ! - 11/17/2022

Sau 1975, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lý. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Lịch sử thuộc về người chiến thắng. Chân lý cũng thuộc về người chiến thắng luôn. Đánh thắng cả 3 tên đế quốc đầu sỏ, sao lại không đúng?

Đọc thêm…
  Con Bò Và Con Trâu - Trần Văn Khang - 11/16/2022

Lúc đó là cuối mùa mưa, một năm giữa thập niên sáu mươi, tại miền Nam.  An mới ra trường và được bổ nhiệm làm y-sĩ Trung Úy cho một đơn vị tác chiến cấp trung đoàn

Đọc thêm…
  VĨNH BIỆT MỘT CON ĐÒ - 11/06/2022

Phạm Tín An Ninh - … Những chuyến đò năm ấy đã sang sông và khách bộ hành đã đi về những vùng đất khác nhưng suốt đời con sẽ không làm sao quên được có một thời Cô-Thầy đã nuôi lớn ước mơ con…(ntb)

Đọc thêm…
  Phu nhân Tướng Lê Nguyên Vỹ - 11/02/2022

Từ một nữ sinh trường đầm kiêu sa, thành bà Tướng đầy uy quyền, rồi thế thời đổi thay thành thợ hớt tóc 30 năm dài để nuôi 4 người con nên người mang tên Quang, Minh, Chính, Đại,

Đọc thêm…
  XỨ KHỈ KHỌN - TRÀM CÀ MAU - 11/01/2022

Vào một đêm đã khuya, trăng sao lờ mờ, giữa mùa xuân năm 1975, đoàn thám hiểm Phi Châu gồm bảy nhà sinh vật học người Na Uy đang bị bộ lạc khỉ vây hãm

Đọc thêm…
  Người đàn bà ở vườn Luxembourg - 10/24/2022

Tôi nghĩ trong tất cả chúng ta – từng một thuở học trò – không ai là không nhớ đến đoạn mở đầu bài văn Tôi Đi Học của tác giả Thanh Tịnh:

Đọc thêm…

Xếp Theo Loại:

Xếp theo thời gian:

Webmaster: copywright @ 2015 viettorg.com

Online: 41Reserved: 12 Saudi Arabia: 13 United Kingdom: 7 United States: 9 
vietorg.comTrương MụcHội ĐòanQuảng CáoĐiều Lệ
Vài Nét VềGhi Danh Lệ phíXử dụng Vietorg.com
Liên Lạc