CHIA CHÁC TÀI SẢN QUỐC GIA CỦA NHỮNG ĐẢNG VIÊN QUAN CHỨC VIỆT CỘNG

Hoài Nguyễn - Đảng viên đã nhân danh đại diện quản lý trong thỏa thuận để chia chác đất đai vốn được định danh “tài sản toàn dân”.

Chính thực tế đó nên mỉa mai thay ở hầu hết các vụ án tham nhũng được ghi nhận là ‘tầm cỡ’, đều đầy đủ cung bậc của “tham nhũng chính sách” – “tham nhũng chức vụ” – “tham nhũng công” – “tham nhũng tư” – “tham nhũng cá nhân” – “tham nhũng tập thể” – “tham nhũng xuyên quốc gia” – “tham nhũng trong nội bộ quốc gia” – “tham nhũng trực tiếp” – “tham nhũng gián tiếp” – “tham nhũng chủ động” (đưa hối lộ) – “tham nhũng bị động” (nhận hối lộ)…

Và theo cách diễn giải về tham nhũng thì có thể nhìn nhận ngay cả Tổng bí thư đương nhiệm là một đảng viên “tham nhũng chính trị” khi hắn tự quyết định cho mình quyền thống lĩnh đảng trải suốt 3 nhiệm kỳ liên tiếp, bất chấp quy định của điều lệ đảng và cả sức khỏe minh mẫn tuổi tác.

Quan sát từ thực tiễn Việt cộng, cho thấy một khi tham nhũng chính trị được thực hiện bởi chủ thể là các cơ quan quyền lực nhà nước được gọi là tham nhũng nhà nước. Và lúc đó tham nhũng nhà nước lại được định nghĩa là hành vi thao túng, lũng đoạn các cơ quan quyền lực nhà nước, các quan chức nhà nước cấp cao nhất, sử dụng quyền lực nhà nước để trục lợi. Tham nhũng nhà nước tuy có quy mô và mức độ khác nhau, nhưng ở quy mô đầy đủ, nó thường được thấy ở các thể chế chính trị độc đảng cầm quyền như với Việt cộng, Triều Tiên, Tàu cộng.

Một vụ việc gần đây có thể giúp hình dung về chuyện các tầng nấc tham nhũng là vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt cộng, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa và các đơn vị liên quan”.

Theo thông báo đăng trên cổng thôn tin điện tử bộ công an, thì vào ngày 24-5-2024, ở vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt cộng, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa và các đơn vị liên quan đến các sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, P12, Q.4, Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ công an (C03) đã ra các quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 08 bị can cùng về tội: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm:

(1) Lê Quang Thung, nguyên Tổng Giám đốc, nguyên quyền Chủ tịch HĐQT Tập đoàn;

(2) Huỳnh Trung Trực, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn;

(3) Phạm Văn Thành, nguyên Trưởng ban Kế hoạch đầu tư Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; 

(4) Nguyễn Thị Gái, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai;

(5) Nguyễn Công Tài, nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty Cao su Bà Rịa;

(6) Nguyễn Trọng Cảnh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cao su Bà Rịa;

(7) Lê Y Linh, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Việt Tín;

(8) Đặng Phước Dừa, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thương mại Việt Tín;

(9) Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thành Châu, nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty Cao su Đồng Nai,cùng về tội: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Vài hôm sau, C03 tiếp tục thông báo mở rộng điều tra vụ án kể trên, vào ngày 28-5 đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với:

1. Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Bộ Tài nguyên và Môi trường về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự;

2. Cao Đại Nghĩa, Phó trưởng phòng giá đất Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất (hiện là bị can trong vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn), thành viên Thường trực Hội đồng kiêm Tổ trưởng Tổ giúp việc Hội đồng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự;

3. Khương Thanh Tùng, Giám đốc Công ty cổ phần Giám định và Thẩm định giá Thăng Long về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Ở vụ án kể trên có thể thấy rằng tham nhũng đã đan xen, móc xích nhau thành chuỗi, với cả việc sử dụng quyền lực cho đến hợp pháp hóa các chính sách được gọi là “tham nhũng hành chính” của các quan chức, viên chức đều cùng là đảng viên đảng Việt cộng, đã nhân danh đại diện quản lý trong thỏa thuận chia chác đất đai vốn được định danh “tài sản toàn dân”, nhưng quyền định đoạt lại là “Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

 

Hoài Nguyễn (VNTB)

 

Posted: 01/06/2024 #views: 1698
Add comment
:
Pages:  [-1]