Một ca sĩ Việt Nam đang biểu diễn. Ảnh minh họa. (AFP)
Diễm Thi (RFA) - Người nổi tiếng mà “lệch chuẩn” sẽ bị hạn chế xuất hiện để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ; nghệ sĩ “vi phạm pháp luật và vi phạm thuần phong mỹ tục sẽ bị cấm sóng, cấm diễn” … là những yêu cầu của người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Phong sát nghệ sĩ được hiểu là các nghệ sĩ bị cấm sóng, cấm mạng, cấm diễn nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng của họ trên mạng xã hội. Và Việt cộng được cho là đang có khuynh hướng sao chép cách làm này của Tàu cộng nhưng với một tên gọi khác.
Trong cuộc họp báo cuối năm 2022, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, phàn nàn rằng các chế tài ở thời điểm đó (phạt tiền từ 5 đến 15 triệu) là “chưa đủ sức răn đe” đối với người nổi tiếng.
Chỉ ba tháng sau, tháng 3 năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 512, được mô tả là một kế hoạch hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình, và thông tin điện tử trong giai đoạn tới năm 2025.
Trao đổi với báo chí Nhà nước sau đó, vị quan chức với cái tên Tự Do, giải thích rằng tại Việt Nam, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất không dùng từ “phong sát” hay “cấm” mà dùng cụm từ “hạn chế hình ảnh”, “hạn chế phát sóng”. Theo đó, từ tháng 10 năm 2023, những nghệ sĩ; người nổi tiếng trên mạng và những người có sức ảnh hưởng (KOLs) có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục sẽ bị hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo.
Mục đích của việc ban hành chính sách trên, theo đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm “răn đe” giới nghệ sĩ.
Báo chí trong nước sau đó đã đồng loạt tuyên truyền hưởng ứng chính sách mới.
Đơn cử, chỉ hơn hai tuần sau khi Quyết định 512 được ban hành, Kênh 14, một trang tin giải trí được đông đảo giới trẻ trong nước theo dõi, đã cho đăng bài “Vụ cấm sóng, cấm diễn với nghệ sĩ vi phạm pháp luật: Lệnh phong sát là đúng”.
Ở Tàu cộng, các nghệ sĩ bị quản lý bởi bộ ‘Quy tắc ứng xử dành cho các nghệ sĩ biểu diễn’, do Hiệp hội Biểu diễn Nghệ thuật Tàu cộng (CAPA) ban hành vào tháng 2 năm 2021, có hiệu lực đầu tháng 3 cùng năm.
Quy tắc ứng xử trên quy định 15 hành vi bị cấm, chứa đựng những cụm từ như “gây nguy hiểm cho đoàn kết dân tộc”, “làm tổn hại đến danh dự và lợi ích quốc gia”, “phá hoại đoàn kết dân tộc”, “vi phạm đạo đức, luân lý, trật tự công cộng hoặc thuần phong mỹ tục, gây ra tác động tiêu cực nghiêm trọng đến xã hội”.
Có thể thấy từ ngữ được sử dụng trong các văn bản và phát ngôn của phía Tàu cộng và Việt cộng trùng hợp đáng ngạc nhiên.
Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) nhận định, những cụm từ như vậy thường được chính phủ viện dẫn để chống lại những người bất đồng chính kiến hoặc những người chỉ trích khác, bao gồm cả việc hỗ trợ các cáo buộc hình sự chống lại họ.
Theo tác giả Suzanne Cords trong bài viết “Quy tắc ứng xử mới của Tàu cộng dành cho nghệ sĩ” trên tạp chí Deutsche Welle của Đức hôm 8 tháng 3 năm 2021, các quy tắc này ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp giải trí, từ diễn viên, ca sĩ đến ảo thuật gia, diễn viên hài và thậm chí cả nghệ sĩ nhào lộn bởi “phải yêu đảng và các nguyên tắc của đảng; phải phục vụ nhân dân và chủ nghĩa xã hội”.
Bài viết dẫn lời Giáo sư Alpermann, chuyên gia nghiên cứu về Tàu cộng tại Đại học Julius Maximilian nhận định, không chỉ nghệ sĩ mà cả các doanh nhân, học giả hay những người mà Đảng coi là có khả năng gây nguy hiểm bởi sức ảnh hưởng cũng như lượng fan hâm mộ khổng lồ, đều là mục tiêu của các chiến dịch trừng phạt như thế.
Một nghệ sĩ Tàu cộng bị ‘phong sát’ ngay sau khi văn bản được CAPA ban hành là ngôi sao Ngô Diệc Phàm. Báo chí bắt đầu nói tới vụ bê bối tình dục của nghệ sĩ này và cuối tháng 7 năm 2021, thần tượng của giới trẻ này chính thức bị tạm giam để điều tra, cấm mọi hoạt động nghệ thuật và không được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tháng 6 năm 2022 Ngô Diệc Phàm ra hầu tòa nhưng phiên tòa được xử kín. Đến tháng 11, tòa án mới công khai bản án dành cho Ngô Diệc Phàm là 13 năm tù.