TỪ LÂU DƯ LUẬN ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHÍNH SÁCH TÀU CỘNG CỦA CANADA

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Melanie Joly trò chuyện với các phóng viên tại sảnh Hạ viện tại Parliament Hill ở Ottawa, vào ngày 27/03/2023. (Ảnh: The Canadian Press/Sean Kilpatrick)

Omid Ghoreishi (Epoch Times) - Bộ trưởng Ngoại giao Mélanie Joly cho biết trong tuần này rằng, do người dân Canada không tin tưởng Tàu cộng nên mối bang giao giữa Ottawa và Bắc Kinh không thể được “tái thiết lập.” Điều này diễn ra theo một xu hướng trong lịch sử, đó là những mối lo ngại của công chúng đã hạn chế các nhà lãnh đạo lấy lòng Bắc Kinh, bất chấp một số khu vực thúc đẩy làm như vậy.

Mặc dù ít thẳng thắng hơn, nhưng các nhà lãnh đạo khác của Canada trước đây đã từng bày tỏ những quan điểm tương tự như bà Joy.

Vào cuối nhiệm kỳ của mình vào năm 1993, cựu Thủ tướng Brian Mulroney đã tổ chức một bữa tối riêng tư với phó chủ tịch nước Tàu cộng tại Ottawa. Chỉ mới vài năm trôi qua kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn, khi cảnh sát Tàu cộng nổ súng vào những sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ, và nhiều nền dân chủ đã xa lánh chế độ cộng sản này vào thời điểm đó.

Ông Mulroney nói trong cuốn sách “Memoirs” (Hồi Ký) xuất bản năm 2007 rằng bữa tối này là một “tín hiệu” tới Bắc Kinh. Theo lời kể của ông, cộng đồng doanh nghiệp Canada gốc Hoa nói với ông rằng Tàu cộng đang trên đường trở thành một “tác nhân quan trọng về kinh tế.”

Ông Mulroney viết rằng, tín hiệu này cho thấy “Canada sẽ sẵn sàng hợp tác toàn diện với Tàu cộng trong những năm tới—tất nhiên là một cách thận trọng trước những lo ngại về nhân quyền hợp lý của chúng tôi.”

Trong cuốn sách còn dang dở năm 2019 “Claws of the Panda” (tạm dịch: Móng Vuốt của Gấu Trúc), tác giả và ký giả Jonathan Manthorpe đã giải thích rằng phải tiến hành một cách “thận trọng” như thế là vì “các lý do chính trị trong nước” khi người Canada lo ngại về hành vi đàn áp nhân quyền của Tàu cộng.

Nhìn vào dữ liệu thăm dò lịch sử và các giai đoạn quan trọng trong mối bang giao giữa Canada và Tàu cộng cho thấy rằng vào lúc các cuộc thăm dò cho thấy công chúng ít lo ngại hơn về Tàu cộng, các nhà lãnh đạo đã đạt được những thỏa thuận quan trọng và theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh. Còn vào lúc các cuộc thăm dò cho thấy mối lo ngại lớn hơn, thì các nhà lãnh đạo tỏ ra dè dặt.

Chuyến công du của bà Joly

Tuần này, sau chuyến thăm chính thức đầu tiên của một bộ trưởng ngoại giao Canada tới Tàu cộng sau bảy năm và sau khi mối quan hệ Ottawa-Bắc Kinh xấu đi do vụ việc bà Mạnh Vãn Chu, bà Joly cho biết chính quan điểm tiêu cực của người Canada về Tàu cộng đang cản trở mối quan hệ song phong này được “thiết lập lại chính thức.”