NỀN TẢNG KIẾN LẬP HOA KỲ, NGUYÊN TẮC THỨ 12: CHÍNH THỂ CỦA HOA KỲ LÀ CỘNG HÒA, KHÔNG PHẢI DÂN CHỦ

 

Nền tảng kiến lập Hoa Kỳ, nguyên tắc thứ 12: Chính thể của Hoa Kỳ là Cộng  hòa, không phải Dân chủ | PHẠM TÂY SƠN (Phạm đình Tuấn)

Dân chủ không phải là chính thể của Hoa Kỳ. (Ảnh qua SOH)

Việt Anh - Chính thể (hình thức cơ cấu chính quyền) của Hoa Kỳ là gì? Nói một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ là một chính thể cộng hòa. Thế nào gọi là chính thể cộng hòa, chính là đại diện của các tầng lớp dư luận thay mặt nhân dân điều hành đất nước.

Điều cần làm rõ ở đây là, trong mắt của các vị cha lập quốc, Hoa Kỳ là một nền cộng hòa, không phải là một nền dân chủ.

Hoa Kỳ – Tiên phong của nền cộng hòa hiện đại

Từ định nghĩa lịch sử, hãy xem dân chủ là gì. Dân chủ có nghĩa là mọi người đều tham gia, quần chúng quyết định, mọi người đều tham gia quản trị, mọi người đều có thể bày tỏ ý kiến ​​của mình, và cuối cùng đạt được kết quả, đây gọi là dân chủ.

Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng các hệ thống “dân chủ” thực sự thường không hiệu quả và tồn tại trong thời gian ngắn, tại sao lại như vậy? Bởi vì cuộc sống hàng ngày của mọi người đều rất bận rộn, ai cũng đều bận rộn với công việc của mình, anh ta không có thời gian để nghiên cứu các chính sách chung, vì vậy anh ta tập hợp mọi người lại với nhau để mọi người có thể bày tỏ ý kiến ​​của riêng mình.

Bằng cách hô hào hoặc biểu quyết, khi ý kiến ​​đa số trở thành chính sách, thì tình trạng lộn xộn, hỗn loạn và xung đột thường xuất hiện. Hơn nữa, dân số càng đông thì càng khó thực hiện, một cuộc họp sẽ có hàng chục nghìn người, như vậy làm sao có thể triển khai?

Vì vậy, nơi mà nền dân chủ hoạt động chỉ giới hạn trong các thành phố nhỏ ở Hy Lạp, nhưng ngay cả như vậy, vẫn thường xuyên xảy bạo động chính trị. Bởi vì khi hầu hết mọi người la hét và kích động, ai cũng muốn bày tỏ ý kiến, như vậy thì làm sao có thể thực hiện?

Kết quả cuối cùng là đa số sẽ ức hiếp hoặc coi thường thiểu số, những người phản đối không có cách nào để bày tỏ, vì vậy dân chủ không thể bảo vệ sự an toàn và tài sản của cá nhân, đây chính là vấn đề của dân chủ.

Vì vậy, những người cha lập quốc Hoa Kỳ từ lâu đã nói, Hoa Kỳ chưa bao giờ là một quốc gia dân chủ. Họ tin rằng nền dân chủ sẽ mang lại hỗn loạn, xung đột và bạo lực đa số.

Những người cha lập quốc muốn có một chính thể cộng hòa. Vậy khái niệm cộng hòa và ý nghĩa của nền cộng hòa là gì?

Thứ nhất, quyền lực đến từ nhân dân, đại đa số là do nhân dân quyết định.

Thứ hai, bầu ra những người đại diện cho dân ý để đưa ra quyết định, thực hiện chính sách và điều hành đất nước. Người đại diện cho dân ý này phải là người có phẩm cách tốt, và chỉ có một nhiệm kỳ nhất định.

Người đại diện cho dân ý nhất định phải có phẩm cách tốt

Người đại diện cho dân ý nhất định phải có phẩm cách tốt. (Ảnh tổng hợp)

Điều ấy nghe có vẻ bình thường, không có gì to tát. Tất nhiên là như vậy, ở thời kỳ đầu, đây là tiên phong mở đường. Vì thứ nhất, quan chức là người đại biểu cho dân ý do nhân dân bầu ra chứ không phải là quan lớn. Thứ hai là họ có nhiệm kỳ, nên khi đến một thời gian nhất định thì không còn là quan. Hơn nữa, phải cư xử tốt khi đã là quan, nếu không sẽ không được tiếp tục làm chức quan này nữa.

Nếu chính phủ thống trị theo hệ thống này, mọi người không còn cần phải cãi nhau. Các bạn có 100 người thì chọn ra một người đại diện, đại diện cho 100 người phát biểu ý kiến ​​và thực hiện quản trị?

Nếu bạn có một vạn người, bạn sẽ bầu ra 100 người đại diện cho một vạn người này… Vì vậy, một cơ chế như vậy có thể có hiệu quả vô hạn, và bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sử dụng phương pháp này để đạt được sự điều hành hợp lý.

Đây là Hoa Kỳ ngày nay: Đại biểu của các tầng lớp dân ý, đại diện cho nhân dân để điều hành đất nước, tiểu bang, thành phố và thị trấn, đây chính là nước cộng hòa.

Hơn hai trăm năm trước, những người cha sáng lập quốc Hoa Kỳ luôn muốn làm cho vấn đề của hệ thống chính trị trở nên thật rõ ràng. Họ nói rằng chúng ta chưa bao giờ là dân chủ, và chúng ta cũng không cần dân chủ, điều chúng ta muốn là một nền cộng hòa.

Tại sao Hoa Kỳ được gọi là một “nền Dân chủ”?

Chúng ta thấy rằng ngày nay đã thay đổi, Hoa Kỳ được gọi là “quốc gia dân chủ” và Hoa Kỳ đại diện cho nền dân chủ. Vậy điều này đến từ đâu? Phía sau đó là cả một câu chuyện.

Nói đến khái niệm dân chủ, thực ra nó liên quan đến phong trào chủ nghĩa cộng sản. Năm 1905, một số nhà xã hội chủ nghĩa từ sáu trường đại học Hoa Kỳ đã tập hợp lại với nhau, và họ thành lập một tổ chức gọi là “Hiệp hội xã hội chủ nghĩa đại học.”

Họ chủ trương rằng, chính phủ nên chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh tế khác nhau, và sắp xếp mọi công việc xã hội một cách thống nhất, cho rằng như vậy có thể tránh được nhiều gian lận và xã hội sẽ trở nên “có trật tự”.

Tư tưởng này đã thu hút và mê hoặc một nhóm lớn phần tử trí thức, tổ chức này phát triển nhanh chóng ở Hoa Kỳ và lan rộng ra hàng chục trường đại học trên cả nước. Nó cũng đưa ra một khẩu hiệu ở Hoa Kỳ, gọi là “Sản xuất không phải vì tiền, mà là vì sự hữu ích”.

Họ nói rằng, hoạt động sản xuất của chúng ta ở Hoa Kỳ không nên theo đuổi lợi nhuận, lợi nhuận là không tốt, chúng ta phải theo đuổi tính hữu ích. Nói trắng ra, đó là một điều không tưởng, quan niệm mỗi người làm hết sức mình và phân phối theo nhu cầu đã mê hoặc rất nhiều người, nhiều người thậm chí đã mua sách của họ và bị lừa.

Cùng lúc đó, ở nước Nga xa xôi, Cách mạng Tháng Mười đã diễn ra và thành lập “Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết”, tức Liên Xô. Tuy nhiên, sau khi thành lập Liên Xô, nạn đói và thảm sát lan tràn đã khiến từ “chủ nghĩa xã hội” biến thành một danh từ không mấy tốt đẹp.

Vì vậy, “Liên bang xã hội chủ nghĩa đại học” ở Hoa Kỳ nhận thấy, “chủ nghĩa xã hội” này rất khó nghe, nên muốn đổi tên. Do đó, từ “dân chủ” đổi thành “Liên bang dân chủ công nghiệp”, dân chủ nghĩa là mọi người – tức là chúng ta thành lập công nghiệp quốc doanh để dân chúng hạnh phúc, nói ngắn gọn là khái niệm chủ nghĩa xã hội, được diễn đạt bằng từ “dân chủ”.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những người này đã lên đến đỉnh cao và chiếm giữ những vị trí quan trọng trong giới chính trị, kinh doanh, truyền thông và học thuật của Hoa Kỳ. Khi Tổng thống Wilson lãnh đạo Hoa Kỳ tham chiến trong Thế chiến thứ nhất, xung quanh ông có không ít người thuộc “Liên minh Dân chủ Công nghiệp”.

Người ta suy đoán rằng, Tổng thống Wilson trước sự xúi giục của họ, đã nêu ra khẩu hiệu “Đấu tranh cho Dân chủ Thế giới”, nói rằng Hoa Kỳ tham chiến để bảo vệ nền dân chủ cho thế giới, điều này đã làm cho từ “dân chủ” trở nên tích cực và được nâng lên một tầm cao mới.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, phe Cộng sản cũng bắt đầu gọi đất nước của họ là “Cộng hòa Dân chủ”, nào là “Cộng hòa Dân chủ Đức” (Đông Đức), “Cộng hòa Dân chủ Triều Tiên” (Bắc Triều Tiên)…

Mọi người chúng ta nên phân biệt giữa “nền dân chủ kiểu Mỹ” và “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Sau này, chủ nghĩa cộng sản đi đến đâu là ở đó có giết chóc, nghèo đói và thất bại, khi thực tiễn chủ nghĩa cộng sản bị phá sản, khái niệm “dân chủ xã hội chủ nghĩa” cũng bị phá sản.

Đồng thời, “nền dân chủ kiểu Mỹ” trở thành danh từ thay thế cho chế độ chính trị Hoa Kỳ, sau này càng được gọi một cách trơn tru và “thuận miệng” hơn, dân chủ và Hoa Kỳ ngày càng trở nên gần gũi hơn, và “dân chủ” gần như trở thành một từ đồng nghĩa với thể chế Hoa Kỳ.

Vì vậy, nhìn vào chiều sâu lịch sử này, không những ngay từ đầu cha đẻ lập quốc Hoa Kỳ đã không muốn xây dựng một nền dân chủ hoàn chỉnh, muốn thành lập một nền cộng hòa, mà về sau, từ “dân chủ” cũng không đại diện cho nước Mỹ mà nhằm vào nền cộng hòa lập hiến của Hoa Kỳ, mục đích là triệt tiêu thể chế cộng hòa Hoa Kỳ.

Do đó, mặc dù Hoa Kỳ ngày nay vẫn là nước lãnh đạo các nước tư bản và thế giới tự do, nhưng đã “thấm nhuần” nhiều ảnh hưởng của xã hội chủ nghĩa. Nhiều người Mỹ không nhận ra rằng, ở nhiều nơi trên đất nước của họ đã đi chệch khỏi tư tưởng của cha ông khi thành lập nền cộng hòa.


Việt Anh (tinhhoa.net)

(Theo soundofhope.org)

 

Posted: 13/01/2021 #views: 5707
Add comment
:
Pages:  [-1]