Lễ khởi công Dự án kênh đào Phù Nam (AFP)
RFA - Campuchia sáng ngày 05/8 chính thức khởi công Dự án kênh đào Phù Nam Techo (Funan Techo Canal), một đại dự án với chi phí dự kiến 1.7 tỷ đô la Mỹ gây nhiều tranh cãi.
Theo hãng tin AFP, Thủ tướng Hun Manet đã bấm nút khởi công dự án dài 180 km được coi là “lịch sử” nối sông Mekong với biển.
Ông Manet cho rằng, con kênh đào hứa hẹn sẽ mang lại sự bền vững cho nền kinh tế Campuchia bằng cách tăng cường sự thống nhất quốc gia, độc lập và tự vận chuyển bằng đường thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại.
Thủ tướng Campuchia khẳng định: "Để giải quyết những lo ngại và nghi ngờ, chúng ta phải xây dựng kênh đào này bằng mọi giá."
Ông cũng được trích dẫn nói rằng công trình này sẽ giúp Campuchia củng cố nền độc lập chính trị về mặt vận tải đường thủy, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến môi trường và dòng chảy của Sông Mekong.
Theo nghiên cứu khả thi của dự án, Dự án Kênh đào Phù Nam Techo dài 180 km và rộng 100 mét ở thượng nguồn và 80 mét ở hạ lưu, độ sâu là 5,4 mét với hai làn đường thủy. Việc xây dựng sẽ mất khoảng bốn năm để hoàn thành theo hình thức BOT (Xây dựng, Vận hành, Chuyển giao).
Báo chí Việt cộng phản ứng thế nào?
Báo chí nhà nước Việt cộng dường như ít quan tâm đến việc Campuchia khởi công xây dựng kênh đào Phù Nam Techo, một công trình có thể làm suy giảm lượng nước chảy vào sông Cửu Long từ 30% đến 50%, theo một số nhà khoa học.
Cho đến đầu giờ chiều cùng ngày, chỉ có báo mạng VOV của Đài Tiếng nói Việt cộng có một bài viết ngắn về lễ động thổ, trong khi báo mạng Thanh Niên đưa lại tin của AFP một cách ngắn gọn. Cả hai bài báo này đều không đưa ý kiến của chuyên gia về công trình “lịch sử” của Campuchia.
Báo công an TPHCM cuối tháng 5 đưa tin tại một hội nghị tham vấn về đề xuất Dự án kênh đào Phù Nam Techo diễn ra ở Cần Thơ do Ủy ban sông Mekong Việt Nam tổ chức vào ngày 23/4 vừa qua, các chuyên gia nhìn nhận việc xây dựng kênh đào này sẽ có tác động xấu đáng kể đến các quốc gia trong khu vực, nhất là với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam nằm ở hạ nguồn sông Mekong.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, một chuyên gia về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long, được trích dẫn với lời phát biểu “Việc chuyển nước này liên quan đến dòng chính của sông Mekong, chứ không phải dòng nhánh hay phụ lưu gì cả, bởi nó lấy nước của cả sông Tiền, sông Hậu trước khi đến Việt Nam."
Tại hội thảo này, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, kênh Phù Nam không chỉ là kênh đường thủy mà còn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh mà con kênh đi qua, gồm Kandal, Takeo, Kampot và Kep, khả năng sẽ lấy đi ít nhất 50% lượng nước sông Mekong vào mùa khô.
Cho tới nay, chưa có quan chức cao cấp nào của Việt cộng đề cập đến tác động của kênh đào một khi nó hoàn thành. Trong chuyến đi thăm Campuchia giữa tháng trước của tân Chủ tịch nước Tô Lâm, hai bên không đưa ra tuyên bố chung trong khi báo chí nhà nước không nhắc gì đến dự án này khi đưa tin về chuyến đi của người đứng đầu chế độ.
Tuy nhiên, từ Hoa Kỳ, luật sư Lê Quốc Quân cho rằng Nhà nước Việt cộng rất quan tâm đến dự án này. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 05/8:
“Nhìn về phía bên ngoài thì chúng ta thấy rằng là Chính phủ Việt cộng có vẻ như là chưa quan tâm đầy đủ. Tuy nhiên, theo tôi được biết Chính phủ đã rất là quan tâm đến dự án này vì tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
Ngay cả trong chương trình nghị sự của ông Tô Lâm đi Campuchia trong dịp vừa qua, bề ngoài thì chúng ta thấy không có chương trình chi tiết nào, tuy nhiên tôi biết được rằng là việc xây dựng kênh đào hay bàn đến kênh đào là một phần quan trọng.”
Theo truyền thông nhà nước, Chính phủ Việt cộng đã bốn lần yêu cầu phía Campuchia cung cấp các dữ kiện về dự án kênh đào Phù Nam Techo, tuy nhiên, Phó thủ tướng Campuchia Sun Chanthol cho biết đã thông báo về dự án cho ủy ban liên hợp của Ủy hội sông Mekong (MRC) theo Hiệp định Mekong năm 1995 và đề nghị Hà Nội liên lạc với MRC.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn từ Pháp cho rằng, việc Campuchia chỉ gửi một thông báo về Dự án kênh đào Phù Nam Techo đến MRC vì Phnom Penh lý luận rằng sông Bassac (sông Hậu) chỉ là phụ lưu chứ không phải là một nhánh của hệ thống sông Mekong, và do đó không cần áp dụng Hiệp định Mekong 1995.
Theo ông, có lẽ phía Campuchia chưa tham khảo sâu và sát nội dung các phụ lục đính kèm. Bởi vì sông Bassac, cũng như Biển Hồ, thuộc về hệ thống sông Mekong như qui định tại khoản a Điều 5 Hiệp định Mekong 1995, chứ không phải là một phụ lưu sông Mekong.
“Nhưng điều quan trọng hơn hết là nguyên tắc ‘không được gây hại.’ Nếu Việt Nam nhận thấy rằng khi con kinh này được thực hiện, nguồn nước Mekong thay đổi, đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam bị thiếu nước thì Việt Nam có quyền yêu cầu Campuchia ngừng vĩnh viễn công trình này.”
Ông cho rằng phía Campuchia sử dụng lập luận như vậy vì họ đã thấy các bên như Việt Nam, Lào, Thái lan đã xây dựng nhiều con đập trên các phụ lưu của sông Mekong "đã vi phạm Hiệp định sông Mekong 1995 rồi, thì bây giờ họ đào kinh là chỉ làm lại những gì mà Việt Nam đã làm ở các phụ lưu sông Mekong mà thôi.”
Phóng viên gửi email tới Bộ Ngoại giao Việt cộng với đề nghị bình luận về lễ khởi công Dự án kênh đào Phù Nam Techo nhưng chưa nhận được phản hồi. (RFA)